Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp các hiện tượng khi chúng ta bỏ một cái đũa vào trong nước, và quan sát thấy nó dường như bị gãy. Đây là một ví dụ thực tế về khúc xạ ánh sáng. Thế thì khúc xạ ánh sáng là gì? Nếu bạn muốn biết câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! Chtech sẽ cung cấp cho những thông tin hữu ích về hiện tượng này. Khám phá ngay thôi

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

Giải thích hiện tượng ở đầu bài. Mắt ta nhìn thấy được mọi sự vật xung quanh là nhờ có ánh sáng. Đường truyền của ánh sáng luôn là một đường thẳng. Màu sắc và góc độ có khác nhau tùy thuộc vào cách bạn quan sát và màu sắc ánh sáng. 

Tuy nhiên, trong hiện tượng trên ánh sáng không còn truyền thẳng nữa. Mà bị gãy tại mặt phân cách giữa hai môi trường (không khí và nước). Vì lý do này đã làm cho mắt ta khi quan sát chiếc đũa bên trong bị gãy.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

1.1 Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng các tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Tuy nhiên bị gãy tại mặt phân cách của hai môi trường này được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Có hai khái niệm chúng ta cần lưu ý liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Góc tới là góc được hợp bởi tia tới (ánh sáng chiếu tới) và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng). 

Khái niệm thứ hai là góc phản xạ. Góc phản xạ là góc được hợp bởi tia phản xạ (ánh sáng đi ra) và tia pháp tuyến của mặt phẳng.

1.2 Nguyên nhân gây ra khúc xạ ánh sáng

Trong các môi trường khác nhau, chiết suất môi trường khác nhau=> tốc độ truyền ánh sáng cũng khác nhau. Theo nguyên lý Huyghen, tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau, khi quan sát theo phương xiên góc. 

Vận tốc của ánh sáng thay đổi đột ngột và làm cho hướng đi của ánh sáng cũng bị thay đổi. Từ đó gây nên khúc xạ ánh sáng. Nếu trường hợp tia sáng truyền thẳng thì nó không xảy ra hiện tượng khúc xạ.

1.3 Ứng dụng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng được con người ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày từ xưa đến nay. Trong lĩnh vực thiên văn học, để quan sát được các vật ở xa khi vừa mới phát minh ra kính thiên văn. 

Con người đã ứng dụng  khúc xạ ánh sáng để nhìn rõ các vật đó. Ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển đến mặt đất, các nhà thiên văn học đã áp dụng khúc xạ ánh sáng để quan sát rõ các vật.

Tuy nhiên công nghệ ngày nay phát triển hơn nhiều nên các nhà khoa học, thiên văn không còn áp dụng. Có thể nói hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã giúp con người rất nhiều trong việc nhìn ra được nhiều vật xung quanh ta. 

Ngoài ra, khúc xạ ánh sáng còn được ứng dụng để giải thích để nhìn thấy bầu trời đêm. Cụ thể như sau: ban đêm ta thấy được những ngôi sao lấp lánh là do ánh sáng phát ra từ ngôi sao bị khúc xạ. Hiện tượng này xảy ra khi các tia sáng xuyên qua lớp khí quyển và mặt đất.

Góc khúc xạ ánh sáng

Góc khúc xạ ánh sáng

2. Bài tập trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Đối với dạng hiện tượng khúc xạ . Ta có thể phân loại thành hai dạng bài tập chủ yếu sau:

  • Dạng 1: Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng.
  • Dạng 2: Giải thích các hiện tượng có liên quan đến khúc xạ ánh sáng.

>>Trả lời

Dạng 1: Phân biệt hai hiện tượng trên 

Hiện tượng phản xạ ánh sáng có một số tính chất riêng như sau. Khi tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Chúng sẽ bị phản xạ trở lại môi trường cũ.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: tia tới không bị hắt trở lại. Tia tới gặp mặt phân cách ở giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Chúng bị gãy khúc tại mặt phân cách. Sau đó tiếp tục đi tiếp

Dạng 2: Để giải thích được các hiện tượng này, bạn cần hiểu rõ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Sau đó đặt vào từng hiện tượng cụ thể, phân tích cụ thể. Dựa trên hiện tượng khúc xạ để đưa ra câu trả lời chính xác nhất

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Ứng dụng của hiện tượng khúc xạ trong thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại chia sẻ với Chtech.vn để nhận được sự hộ trợ nhanh nhất từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Xem thêm: Nguồn sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng? Ánh sáng đơn sắc là gì?



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.