Contacter là gì?

Contacter là gì? Có thể bạn bắt gặp hình ảnh Contacter ở đâu đó nhưng liệu bạn đã biết về loại khí cụ đặc biệt này chưa. Khi mà Contacter được xem là khí cụ sử dụng phổ biến và nhiều nhất trong hệ thống điện công nghiệp & điện gia đình.

Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật thông tin về Contacter là gì. Cũng như các thông tin khác liên quan: Cấu tạo, phân loại, ứng dụng… nên nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về Contacter này thì đừng bỏ qua nhé.

Xem thêm: Cầu trì là gì: CB là gì? Mạch khởi động sao tam giác

1. Contacter là gì?

Có rất nhiều trang web và thông tin chia sẻ về Contacter là gì. Trong đó, có thông tin đúng và cũng có một số thông tin chưa chính xác. Cụ thể như sau:

  • Contacter là tên tiếng Pháp. Nếu theo tên nước ta, sẽ được Việt hoá gọi là Công tắc tơ. Còn theo tiếng Anh, Contacter là Contactor.
  • Contacter là một trong những loại khí cụ được dùng để hạ áp dòng điện.
  • Contacter được xem như một loại công tắc điều khiển điện, sử dụng hình thức chuyển đổi mạch điện để đóng/cắt mạch điện. Do đó, Contacter có chức năng tương tự Relay và hoạt động theo cơ chế điện từ nên thường bị nhầm lẫn với loại Relay. Đôi khi, người dùng coi Contacter và Relay là 1 công tắc nhưng thực chất đây là hai loại công tắc khác nhau.
  • Contacter bản thân là thiết bị “khởi động từ” không đầy đủ. Chỉ khi Contacter gắn thêm Relay (loại nhiệt) nữa, mới được xem là bộ khởi động từ hoàn chỉnh. Đảm nhiệm chức năng ngắt/đóng lệnh chạy cho mạch điện và bảo vệ chính Contacter không chị cháy khi dòng điện quá tải. Tuy nhiên theo thói quen, Contacter thường được gọi bằng cái tên: Khởi động từ.

Một vài điểm để phân biệt Contacter và Relay:

  • Contacter có thể ngắt/đóng mạch điện có cường độ/hiệu điện thế lớn hơn nhiều so với năng lượng Relay. Đồng thời, giải hoạt động điện dao động từ một vài Ampe -> hàng Ampe. Điều mà Relay không thể làm được.
  • Kích thước Contacter lớn hơn nhiều so với Relay. Kích thước lớn nhất có thể lên đến hơn 1 m chiều dài.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contacter

2.1. Cấu tạo của Contacter là gì

cau-tao-contacter

cau-tao-contacter

Contacter được cấu tạo từ bốn bộ phận chính, mỗi bộ phận chính được cấu tạo từ các thành phần nhỏ hơn:

(1) Nam châm điện bao gồm: Cuộn dây cảm ứng, lõi sắt từ/non, lò xo đẩy (gắn phần nắp tiếp điểm lõi thép). Đảm nhiệm vai trò cung cấp lực để đóng/cắt các tiếp điểm.

(2) Bộ phận triệt từ bao gồm cuộn dây triệt từ có thể kéo dài. Đảm nhiệm nhiệm vụ loại bỏ hồ quang điện.

(3) Vỏ bọc bao gồm nhiều vật liệu cách điện và nhựa chịu nhiệt (Bakelite, Nylon 6…). Giúp bảo vệ Contacter khỏi dầu, bụi, thời tiết và chống cháy nổ.

(4) Hệ thống tiếp điểm bao gồm tiếp điểm chính (tiếp điểm động & tiếp điểm tĩnh) và tiếp điểm phụ (tiếp điểm thường hở và tiếp điểm thường đóng). Đóng vai trò đóng cắt mạch điện động lực (tiếp điểm chính) và đóng cắt mạch điều khiển Contacter (tiếp điểm phụ).

2.2. Nguyên lý hoạt động của Contacter

Dựa trên cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Contacter diễn ra trong 1 chu kỳ hoàn chỉnh:

  • Khi cấp nguồn điện chạy qua Contacter. Nam châm điện hoạt động, sinh ra 1 lực hút lớn hơn lực đẩy của lò xo, kéo lõi thép thành 1 thể hoàn chỉnh.
  • Ngay khi lõi thép hợp nhất, bộ phận triệt từ sẽ dập ngay lập tức hồ quang điện vừa sinh ra. Ngăn chặn tình trạng cháy nổ, giảm nhiệt sinh ra do ma sát và giảm tình trạng mòn tiếp điểm tối đa tại thời điểm các tiếp điểm tiếp xúc với nhau ở cường độ dòng điện cao. Cơ chế vỏ bọc cũng tham gia vào quá trình này. Phần ngăn cản nhiệt, chống cháy và phần còn lại chống rò rỉ điện ra bên ngoài môi trường.
  • Cùng lúc đó tiếp điểm động sẽ tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh tạo thành mạch kín – tiếp điểm chính hoàn chỉnh, cho phép dòng điện đi qua mạch động lực. Song song đó, tiếp điểm phụ bật sang cơ chế bảo vệ Contacter, tiếp điểm thường đóng sẽ mở và tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại. Khi mạch ngắt điện hoặc điện quá tải. Tiếp điện phụ sẽ ngắt cơ chế và chuyển về vị trí ban đầu. Kéo theo tiếp điểm chính bị ngắt mạch, không cho dòng điện chạy qua.

3. Thông số trên Contacter nghĩa là gì

3.1 Thông số trên contacter nghĩa là gì?

Trên 1 Contacter bất kỳ, thông số cơ bản bạn nên biết và hiểu bao gồm:

  • Dòng điện định mức – iđm: Thông số dòng điện chạy qua có cường độ bao nhiêu sẽ không khiến Contacter bị nóng quá giới hạn, có thể cháy đường dây phụ tải.
  • Điện áp định mức – uđm: Điện áp được đặt trên hai điện cực mạch dẫn chính Contacter.
  • Khả năng đóng Contacter (mạch phụ tự ngắt khi điện quá tải): Thông số cho biết cường độ dòng điện cao gấp bao nhiêu lần (1-7 lần) so với cường độ định mức sẽ tự ngắt Contacter, không gây cháy nổ.
  • Độ bền cơ: Con số tối đa trên Contacter này cho biết tiếp điểm bị ăn mòn và không cho dòng điện qua mạch động lực là bao nhiêu lần. Con số trung bình từ 5-10 triệu lần đóng ngắt bằng tay.
  • Độ bền điện: Số lần tối đa Contacter tự động đóng ngắt khi điện quá định mức. Con số trung bình từ 02-1 triệu lần đóng ngắt.

3.2 Phân loại Contacter

Hiện nay, Contacter được chia làm nhiều loại. Có người lấy nguyên lý truyền động để phân loại, hay như điện áp định mức, điện áp cuộn hút (nam châm điện)… Cụ thể, thị trường hiện nay có đến 9 loại Contacter khác nhau:

  • Contacter phân loại theo nguyên lý hoạt động: Điện từ (phổ biến nhất), hơi ép, thuỷ lực…
  • Contacter phân loại theo dòng điện: AC và DC.
  • Contacter phân loại theo kết cấu: Chiều cao và chiều rộng.
  • Contacter theo định mức: 9A – 800A hoặc lớn hơn.
  • Contacter theo số cực: 1 pha – 4 pha.
  • Contacter theo cấp điện áp: Hạ thế, trung thế, cao thế.
  • Contacter theo điện áp cuộn hút: 220VAC, 280VAC (xoay chiều) hoặc 24VDC, 48VDC (1 chiều).
  • Contacter chức năng chuyên dụng: Theo thương hiệu và nhãn hiệu riêng.
  • Contacter theo phân loại của IEC (Uỷ ban điện quốc tế): AC-1 -> AC-4.

4. Ứng dụng của Contacter là gì

4.1 Một số Contacter phổ biến hiện nay

Một số loại Contacter hiện nay:

  • Contacter LS..
  • Contacter Mitsubishi.
  • Contacter Schneider.

4.2 Ứng dụng contacter là gì

Ứng dụng trong thực tế của Contacter là gì, bạn có thể bắt gặp hoặc có thể đã sử dụng trước đó hay hiện vẫn còn sử dụng.

  • Contactor điều khiển động cơ (trong công nghiệp)
  • Contactor khởi động sao – tam giác (ngành tự động hoá).
  • Contactor điều khiển tụ bù (trong công nghiệp).
  • Contactor điều khiển đèn chiếu sáng (trong đời sống).
  • Contactor kết hợp bảo vệ pha (trong đời sống).
contacter-la-gi

contacter-la-gi

4.3. Ưu điểm khi sử dụng Contacter

Bạn có thể thấy, Contacter được ứng dụng vào thực tế, thực tiễn là rất nhiều. Bởi vì, khi sử dụng khí cụ này có rất nhiều ưu điểm:

  • Tận dụng không gian lắp đặt nhỏ hẹp mà cầu dao thông thường không làm được.
  • Khả năng linh động cao, đóng cắt nhanh chóng nhưng không gây rò điện hoặc cháy nổ so với các loại cầu dao hoặc Relay có công suất hoạt động tương đương.
  • Tính ổn định cao, tính thông minh tự bảo vệ khi mạch quá tải.
  • Độ bền vô cùng cao và có khả năng chống bụi bặm rất tốt.

4.4. Cách sử dụng Contacter

Để sử dụng Contacter phù hợp với yêu cầu lắp đặt và ứng dụng Contacter trong cuộc sống. Bạn cần có trang bị những kiến thức về lắp ráp và kỹ thuật lắp an toàn mạch điện cơ bản. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm các cách sử dụng không thể thiếu như sau:

4.4.1  Cách chọn Contacter hợp với động cơ, thiết bị điện

Tính toán các chỉ số:  Iđm = Itt x 2; Iccb = Iđm x 2; Ict = (1.2 – 1.5) x Iđm. Sau đó chọn ra loại Contacter dùng bao nhiêu pha, các chỉ số tương ứng bao nhiêu sẽ phù hợp. Đặc biệt, chú ý đến điện áp cuộn hút và điểm tiếp điểm phụ, phù hợp với mạch điện AC/DC.

4.4.2  Cách chọn Contactor cho tụ bù, hợp với định mức tụ bù

Lấy công thức định mức cường độ dòng điện nhân cho 1.2 để tính ra định mức của tụ cần chọn. Đây là giá trị thấp nhất bạn nên nhân. Dĩ nhiên, chỉ số nhân lớn hơn 1.2 sẽ tốt hơn nhưng mức giá là rất cao. Bạn nên cân nhắc kỹ điều này. Sơ đồ mạch điện mỗi ứng dụng hoặc hệ thống mạch điện lực cần được chuẩn bị trước. Bởi sẽ giúp bạn lắp đặt đúng và khi dùng công năng đúng với những gì bạn muốn.

Trên đây là những kiến thức từ A-Z về Contacter là gì. Bạn đọc có bất cứ gì thắc mắc hoặc cần tư vấn đầy đủ hơn, vui lòng liên hệ chúng tôi sớm nhất để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Thông tin liên hệ: Công ty cơ điện Chtech



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.