CB là gì, ELCB là gì

CB là gì, tác dụng của CB như thế nào trong việc bảo vệ dòng điện. Như mọi người đã biết, điện là một nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống. Nhờ có điện mà mọi lĩnh vực khác ở nước ta ngày càng phát triển không ngừng. Kéo theo ngành sản xuất thiết bị điện cũng phát triển không kém. Để hiểu rõ hơn về CB và các thông tin liên quan, chúng ta cùng nghiên cứu trong bài viết sau đây được chia sẻ bởi Chtech.

Các thông liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động, phân loại CB là gì? Sự khác nhau giữa CB và ELCB là gì? Cách lựa chọn CB và ELCB phù hợp nhất với từng mạch điện cụ thể. Tất cả sẽ được đề cập ngay sau đây.

Xem thêm: MCB là gì, PLC là gì

1. CB là gì? CB là gì trong điện

1.1 CB biết tắt của từ gì?

CB là gì, là thiết bị điện được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Circuit Breaker. Hiện nay, CB còn được gọi với tên khác là Aptomat, đây là cụm từ có nguồn gốc tiếng Nga. Nó là thiết bị điện dùng để bảo vệ nguồn điện khi bị quá tải, ngắn mạch hoặc thấp áp bằng cách ngắt nguồn điện khỏi hệ thống. Hiện nay, đây là một loại thiết bị quan trọng, sử dụng phổ biến trong mọi hệ thống điện.

CB được lắp đặt hầu hết các mạch điện từ dân dụng cho đến công nghiệp. Từ những mạch đơn giản nhất đến phức tạp nhất đều có mặt thiết bị CB. Các bạn có thể thấy vai trò to lớn của CB trong bảo vệ an toàn cho mạch điện.

1.2 CB 1 phà gì? CB 3 Pha là gì?

  • CB có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào cách phân loại cụ thể. Trên thị trường hiện nay thịnh hành các loại MCB (aptomat tép), MCCB (aptomat dạng khối), ELCB (bộ chống rò điện), CB 1 pha, CB 3 pha,…
  • CB 1 pha (1P) là thiết bị cắt điện bảo vệ dây pha nóng trong mạch điện. Loại CB 1P được sử dụng phổ biến trong mạng lưới điện 1 pha. Nó thường được ứng dụng rộng rãi trong điện dân dụng.
  • CB 3 pha (3P) là thiết bị cắt điện bảo vệ 3 dây pha nóng trong mạch điện. Loại CB 3P được ứng dụng trong mạng lưới điện 3 pha, điện công nghiệp.
  • Ngoài ra, còn có các loại CB 2 pha, CB 4 pha. Những loại này cũng có chức năng tương tự như CB 1 pha, CB 3 pha.
CB-la-gi

CB-la-gi

1.3 Nguyên lý hoạc động , cấu tạo của CB là gì?

1.3.1 Cấu tạo của CB

CB được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính: Tiếp điểm, cơ cấu truyền động cắt CB, móc bảo vệ, hộp dập hồ quang, vỏ CB.

Tiếp điểm: CB thường được cấu tạo bởi 2 cấp hoặc 3 cấp tiếp điểm. Trong đó 2 cấp tiếp điểm là tiếp điểm chính và hồ quang. Hoặc 3 cấp tiếp điểm là tiếp điểm chính, hồ quang tiếp điểm phụ. Tiếp điểm hoạt động như sau:

  • Thứ tự đóng mạch lần lượt từ hồ quang điện 🡺 tiếp điểm phụ 🡺 tiếp điểm chính.
  • Thứ tự ngắt mạch lần lượt từ tiếp điểm chính 🡺 tiếp điểm phụ 🡺 hồ quang điện.
cau-tao-cb

cau-tao-cb

Cơ cấu truyền động cắt CB: Có 2 cách động cắt CB chính.

  • Bằng tay: Loại truyền động cắt CB này được thao tác đối với các dòng điện định mức không lớn. Định mức dòng điện tối đa là 600A. Nếu dòng điện lớn sẽ thiếu an toàn cho người thao tác.
  • Bằng cơ điện: Loại truyền động cắt CB áp dụng đối với các dòng điện định mức lớn. Các dòng điện thường có định mức lớn hơn 1000A.

Móc bảo vệ: Có 2 loại móc bảo vệ CB chính: Móc kiểu rơ le nhiệt, móc kiểu điện từ. Nhiệm vụ chính của móc bảo vệ là bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải hoặc ngắn mạch.

Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu hộp dập hồ quang khác nhau. Chúng có nhiều tấm thép xếp thành các lưới, ngăn thành nhiều đoạn.

  • Hồ quang kiểu nửa kín: Được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí.
  • Hồ quang kiểu hở: Được dùng với các dòng điện lớn hơn 50KA hoặc mức điện áp lớn 1000V.

1.3.2 Nguyên lý hoạt động của CB là gì

  • Nguyên lý hoạt động của CB khi dòng điện cực đại

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, tiếp điểm của CB được kết nối nhờ móc 2 và móc 3. Lúc này CB đang ở trạng thái ON với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi xảy ra tình trạng quá tải hay ngắn mạch, nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4, làm cho móc 3 bị nhả. Như vậy tiếp điểm được mở ra, lò xo 1 được thả lỏng, mạch mở, điện được ngắt.

  • Nguyên lý hoạt động của CB khi điện áp thấp

CB ở trạng thái ON với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau. Khi điện áp xuống thấp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10. Lò xo 9 kéo móc 8, bật lên làm mất kết nối tại tiếp điểm. Đồng thời lò xo 1 được thả, mạch hở, điện được ngắt.

1.4 Thông số ghi trên CB nghĩa là gì?

Các thông số ghi trên CB là gì, nó là các thông số quan trọng cung cấp thông tin cho người dùng. Từ đó, người dùng sẽ hiểu được cách dùng, công suất, điện áp, dòng điện tối đa. Các thông số được ghi trên Cb một cách rõ ràng, lành mạch, chính xác. Một số thông số được thể hiện trên CB như sau:

  • Ue: Đây là điện áp làm việc định mức (V)
  • Ui: Giá trị điện áp cách điện định mức cao nhất (V)
  • Ui mp: Giá trị điện áp tối đa khi xảy ra sự cố mà Cb chịu được nhưng vẫn đảm bảo an toàn (kV).
  • Ics: Giá trị dòng điện cắt tải thực tế (kA)
  • Icu: Dòng cắt định mức tương ứng với từng giá trị Ue (kA).
  • Icw: Khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch của tiếp điểm trong thời gian 1s hoặc 3s (Tùy từng nhà sản xuất).
  • Khi mua và sử dụng aptomat, bạn nên chú ý các thông số trên để lựa chọn loại phù hợp nhất. Bởi mỗi loại aptomat được chỉ định sử dụng và có hiệu quả cao nhất khi đúng loại.

2. ELCB là gì?

2.1 ELCB viết tắt của từ gì?

  • ELCB là thiết bị điện viết tắt của cụm từ tiếng Anh Earth Leakage Circuit Breaker. Hiện nay, ELCB được gọi với các tên gọi phổ biến như: aptomat chống giật hoặc cầu dao chống rò điện hoặc rơ le bảo vệ chạm đất. ELCB là thiết bị điện làm việc theo nguyên lý phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi/ về để có thể ngắt phía nguồn điện tiêu thụ nếu có sự chênh lệch giữa chúng. ELCB được dùng để bảo vệ an toàn cho lưới điện. Quan trọng hơn đó là sự an toàn cho con nguời trước các nguy cơ, rủi ro bị “điện giật”.

2.2 Sự khác nhau giữa CB và ELCB là gì

Có thể bạn chưa biết, bản chất ELCB cũng là một loại CB đặc biệt. Tuy nhiên ELCB được tích hợp thêm tính năng chống điện giật. Do đó giữa 2 loại này vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Vậy sự khác nhau giữa ELCB và CB là gì.

Tiêu chí so sánh CB ELCB
Tên gọi CB là tên viết tắt có nghĩa là aptomat tự động thường. MCCB là tên viết tắt có nghĩa là aptomat chống giật, aptomat chống rò điện.
Chức năng CB bảo vệ mạch điện bằng cách tự động cắt mạch điện khi xảy qua quá dòng, ngắn mạch hoặc thấp áp. ELCB cũng có các chức năng tương tự. Nhưng nó được tích hợp thêm chức năng phát hiện chênh lệch dòng điện để ngắt dòng điện kịp thời. Tránh xảy ra hiện tượng điện giật, bảo vê an toàn cho con người và mạng điện.
Đặc điểm mạch ngắt CB là gì chỉ ngắt mạch khi xảy ra sự cố. ELCB là thiết bị điện hỗ trợ thêm, phát hiện dòng điện bị rò rỉ. Nếu có sự cố sẽ tự động ngắt mạch.
Phân loại MCB/ MCCB/ ELCB
Giá thành CB có mức giá thành thấp hơn ELCB ELCB do tích hợp thêm chức năng nên giá thành cao hơn
Ứng dụng CB được ứng dụng hầu hết trong các mạch điện dân dụng và công nghiệp. ELCB được ứng dụng trong các thiết bị điện hoạt động với công suất cao. Hiện nay ELCB cũng được sử dụng phổ biến trong các mạnh điện dân dụng và công nghiệp.

3. Hướng dẫn chọn CB và ELCB

Như đã đề cập phía trên, CB và ELCB có vai trò quan trọng trong bảo vệ mạch điện. Việc lựa chọn một thiết bị ngắt mạch phù hợp nhất. Không những đảm bảo cho thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả mà còn an toàn. Vậy làm thế nào để lựa chọn được một thiết bị CB là gì phù hợp nhất.

3.1 Cách chọn CB

Các thông số quan trọng trong mạch điện như dòng điện, điên áp, công suất. Vì vậy bạn cần biết công thức tính để đưa giá giá trị chính xác nhất.

Công thức thể hiện mối liên quan giữa 3 đại lượng này như sau: I= P/U, trong đó:

  • I là cường độ dòng điện tổng (A)
  • P là công suất tiêu thụ tổng cho tất cả các thiết bị (W)
  • U là hiệu điện thế tổng (V)
    • Cách chọn ELCB

Công thức trong cách lựa chọn CB cũng được áp dụng để lựa cho ELCB phù hợp nhất. Từ số liệu mà bạn tính toán được, bạn có thể đối chiếu với thông số kỹ thuật trên ELCB. Như thế, bạn đã lựa chọn được loai CB là gì và ELCB phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tính toán và tư vấn của các đơn vị có chuyên môn.

3.2 Ký hiệu CB trên bản vẽ là gì?

Tùy theo từng quy định cụ thể của các đơn vị thì CB có cách ký hiệu khác nhau. Riêng trong bản vẽ CAD, CB được ký hiệu như sau. Bạn có thể tham khảo cách ký hiệu chuẩn trong CAD.

4. Các ký hiệu trong ngành điện

Trong ngành điện, người ta dùng các ký hiệu riêng để thể hiện từng thiết bị. Các ký thiệu thông dụng phổ biến như: Aptomat, động cơ, công tắc điện, điện trở,… Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến các ký hiệu được tổng hợp dưới định dạng hình ảnh. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc tra cứu, lưu trữ tài liệu và sử dụng khi cần thiết.

Hi vọng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được CB là gì và những thông tin liên quan. Bạn đọc đã biết được một vài thông số quan trong và cách ký hiệu trong ngành điện. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại Công ty cơ điện lạnh Chtech, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp theo:

Công Ty  Cơ Điện Lạnh Chtech

  • Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Website: chtech.vn
  • Email: chtechkd@gmail.com

 



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.