ATS Là Gì

Nỗi lo khi xảy ra bất kỳ một sự cố, rủi ro nào về điện luôn là vấn đề các doanh nghiệp quan tâm. Giải pháp trang bị các tủ điện ATS là gì được ra đời, khắc phục các vấn đề mất điện.

Sự có mặt của ATS đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt nhiều thiệt hại kinh tế. Vậy ATS là gì, có cấu tạo như thế nào, chức năng của nó ra sao? Nguyên lý hoạt động, phân loại của ATS như thế nào? Làm sao để chọn được tủ ATS phù hợp nhất cho từng mạch điện cụ thể. Nội dung bài viết của Chtech sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến ATS.

Xem thêm: MCB là gì, UPS là gì

1. ATS là gì? Hệ thống ATS là gì?

1.1 ATS viết tắt của từ gì?

  • ATS là thuật ngữ ngành điện được viết tắt của cụm từ Automatic Transfer Switches. Nó được dịch sang tiếng Việt với tên gọi là chuyển nguồn điện tự động. Bản chất là một hệ thống thiết bị điện đảm bảo sự hoạt động liên tục, ổn định ngay cả khi mất điện hoặc xảy ra sự cố. ATS xuất hiện trong các công ty lớn, nhỏ, doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện, chung cư,…

1.2 Tủ điện ATS là gì?

  • Tủ điện ATS là một hệ thống điện có khả năng tự động đổi nguồn điện lưới hoặc ngược lại. Khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi điện lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.

1.3 Chức năng tủ ATS là gì?

  • Hệ thống ATS có chức năng chuyển đổi nguồn điện sang nguồn dự phòng khi nguồn chính bị sự cố. Nguyên nhân có thể do mất pha, ngược pha, mất điện, quá áp, mất trung tính. Thời gian chuyển đổi nguồn rất nhanh chóng, có thể chỉ dao động từ 5 – 10 giây.
  • Ngoài ra, ATS là gì còn có chức năng bảo vệ hệ thống điện an toàn khi xảy ra sự cố. Tủ ATS còn có khả năng tích hợp với hệ thống tủ phân phối tổng MSB và tủ bù công suất. Nhờ đó nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống có nhiều nguồn, nhiều máy phát. Cung cấp điện liên tục cho các phụ tải quan trọng mà không bị gián đoạn.
  • Hiện nay, tủ ATS có thể tích hợp thêm các chức năng điều khiển, giám sát từ xa. Thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC chính hãng từ nhà sản xuất Siemens, Mitsubishi,…
  • Tủ ATS có 2 chế độ vận hành chính: Vận hành tự động, vận hành bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, điều khiển, LCD hiển thị và các hệ thống đèn báo. Giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh, cài đặt lại thời gian chuyển mạch và các chế độ khác.

2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo tủ ATS là gì?

2.1  Cấu tạo của tủ ATS

Các loại tủ ATS có cấu tạo chung từ 5 bộ phận chính. Bộ điều khiển, thiết bị chuyển mạch tự động, hệ thanh cái đồng phân phối điện, các nút ấn, LCD, đèn báo và vỏ tủ điện.

  • Bộ điều khiển

Chức năng của bộ điều khiển tủ điện ATS là điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian. Khi thiết kế bộ điều khiển, có thể dùng các loại thiết bị chuyên dụng tích hợp với tủ ATS. Các Role logic, các bộ điều khiển logic PLC sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc điều khiển sau này.

  • Thiết bị chuyển mạch tự động

Thiết bị chuyển mạch tự động được thiết kế các chế độ chuyển mạch tự động hoặc bằng tay.

  • Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ ATS

Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ ATS được tính toán tương ứng với mỗi dòng điện định mức của hệ thống. Tùy theo dòng điện định mức để tính toán ra các kết quả khác nhau.

  • Hệ thống các nút ấn, LCD, đèn báo

Chức năng chính của hệ thống các nút ấn, LCD, đèn báo giúp người dùng dễ thao tác. Có thể vận hành, điều khiển và sử dụng một cách linh hoạt, chính xác.

  • Vỏ tủ ATS

Vỏ tủ ATS được làm bằng thép mạ kẽm, bên ngoài có sơn một lớp sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện ATS là gì được thiết kế để lắp và bảo vệ các thiết bị điện phía trong. Vỏ tủ điện có nhiều kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào công suất và các yêu cầu sử dụng.

2.2 Sơ đồ đấu nối tủ ATS

Để có thể đấu nối tủ ATS hoạt động bình thường. Người dùng cần hiểu hoạt động của tủ ATS và có thể tham khảo sơ đồ đấu nối tủ ATS sau:

2.3 Nguyên lý hoạt động tủ ATS

Sự hoạt động của tủ ATS luôn tuân thủ nguyên lý và quy tắc.

  • Khi xảy ra sự cố, ATS tự động chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện.
  • Khi lưới điện hoạt động ổn định trở lại, ATS là gì tự động chuyển đổi nguồn. Kết nối phụ tải với nguồn điện chính, đồng thời ngắt máy phát điện dự phòng.
  • Việc chuyển đổi có thể thao tác bằng tay hoặc tự động tùy theo từng điều kiện cụ thể. Việc chuyển đổi này ngày càng nhanh chóng và trơn tru, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất.
  • Những tủ ATS cao cấp còn có chức năng hòa động bộ kết nối với nhiều máy phát. Việc này đề phòng rủi ro có thể xảy ra với máy phát điện.
  • Hướng dẫn chọn và lắp đặt tủ ATS

Việc lựa chọn hệ thống tủ ATS cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các thông số quan trọng. Theo đó, bạn có thể tự tính toán và lựa chọn tủ phù hợp nhất. Hoặc bạn có thể nhờ sự tư vấn của những người có chuyên môn, kinh nghiệm.

2.4 Tính toán và chọn tủ ATS

  • Trong bước tính toán, thông số quan trọng nhất mà bạn phải biết đó là công suất tiêu thụ. Thông qua các thiết bị điện sử dụng trong hệ thống, bạn tính được công suất tổng (P). Công suất của từng chi tiết được ghi rõ ràng trên từng vỏ thiết bị.
  • Ngoài ra, tính toán còn căn cứ theo công suất của máy phát điện sao cho phù hợp nhất. Tính toán theo khu vực ưu tiên như khu điều khiển trung tâm, khu sản xuất, khu văn phòng.
  • Bạn cần tính toán, thiết kế khu vực đặt tủ ATS là gì. Các yếu tố như nhiệt độ môi trường, hóa chất,…có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của tủ.

2.5 Cách chọn tủ ATS

Để lựa chọn được được tủ ATS phù hợp với hiệu quả nhất, thường dựa và các yếu tố:

  • Công suất tủ phải phù hợp với công suất của máy phát điện
  • Tủ ATS phải phù hợp với từng môi trường cụ thể.
  • Tủ ATS phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về tính năng điều khiển và hoạt động.

Phân loại tủ ATS

  • Hiện nay, tủ ATS có nhiều loại tùy theo cách phân loại. Có thể phân loại dựa theo công suất, chức năng hoặc số pha.

Phân loại tủ ATS theo công suất

  • Hệ thống tủ ATS có thể phân loại thành các loại theo công suất: 100A, 200A, 250A, 400A dùng khởi động từ là chủ yếu. Các loại tủ ATS lớn khoảng 800A trở lên thì sử dụng máy cắt khí, bền bỉ hơn. Các loại tủ ATS có công suất thấp thường được ứng dụng trong hộ gia đình. Các loại tủ ATS có công suất vừa và cao được ứng dụng trong công nghiệp.

Phân loại tủ ATS theo chức năng

Theo chức năng, tủ ATS là gì có thể chia thành tủ ATS gia đình, tủ ATS công nghiệp.

  • Tủ ATS gia đình: Sử dụng bộ điều khiển contactor với cơ cấu nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt.
  • Tủ ATS chung cư: là loại tủ với 1 nguồn điện lưới và 1 nguồn máy phát điện dự phòng.
  • Tủ ATS công nghiệp: Tủ ATS với 2 nguồn điện lưới chính và 1 nguồn máy phát dự phòng. Hệ thống điện lưới luôn có hai nguồn độc lập hoạt động luân phiên nhau để bảo trì.

Phân loại theo số pha

  • Trên thị trường đang có 2 loại tủ ATS đó là loại 1 pha và 3 pha.
  • Tủ 1 pha: Loại tủ này được sử dụng nhiều trong dân dụng. Tủ ATS 1 pha có 1 đặc điểm đặc biệt, được ưu tiên sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời. Trong trường hợp nguồn điện năng lượng mặt trời bị yếu hoặc bị mất. ATS 1 pha sẽ tự động chuyển đổi sang nguồn điện lưới. Đây là một ưu điểm ngày càng vượt trội của tủ 1 pha ATS.
  • Tủ 3 pha: Loại tủ này được sử dụng cho mạng điện 3 pha. Loại này có chức năng ON-ON (tức là chỉ sử dụng 1 trong 2 nguồn điện). Hoặc chức năng ON-OFF-ON (Tức là có thể đưa về trạng thái tắt không sử dụng nguồn điện nào).

Tủ ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện

  • Tủ ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện thường sử dụng các tủ ATS tích hợp. Nó được tích hợp hết trong bộ điều khiển ATS chuyên dụng. Với ưu điểm là kết cấu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả, giá thành thấp. Tủ ATS 1 nguồn chính, 1 nguồn máy phát đã và đang được sử dụng phổ biến trong điện dân dụng.
  • Loại tủ này thường được ứng dụng cho dòng điện tối đa 3200A. Đối với dòng cắt ngắn mạch thì khả năng chịu được không cao. Nên tủ ATS này không được ứng trong các mạch điện phức tạp. Đối với các mạch có 2 nguồn điện lưới, nguồn dự phòng thì tủ ATS loại này không thích hợp.

Hi vọng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được ATS là gì và những thông tin liên quan. Bạn đã biết được cách tính toán, lựa chọn tủ ATS phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại Công ty cơ điện lạnh Chtech, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp theo:

Công Ty Cơ Điện Lạnh Chtech

  • Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Website: chtech.vn
  • Email: chtechkd@gmail.com



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.