Relay là gì?

Relay là gì?

Có thể bạn đã nghe hoặc thấy relay đâu đó ở mạch điện trong nhà, phân xưởng sản xuất. Cũng có thể bạn biết đôi điều về hình dạng và mẫu mã có liên quan tới loại công tắc điện từ này. Và giờ, bạn muốn tìm hiểu đầy đủ nhất các thông tin từ A-Z Relay là gì. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn tổng hợp những kiến thức chính và chi tiết nhất về relay qua bài viết sau đây.

Xem thêm: MCB là gì,

1. Relay là gì?

Nói một cách đầy đủ, relay hay rơ-le (tên gọi phổ thông hiện nay) là:

  • Thiết bị điện từ, cụ thể là công tắc khoá đảm nhận vai trò bật/tắt dòng điện. Điểm khác ở đây là khả năng vận hành của relay, cho phép nó điều khiển dòng điện lớn hơn rất nhiều so với dòng điện được cấp để vận hành nó.
  • Bản chất là một loại nam châm điện, được thiết kế theo kiểu module hoá nên dễ dàng đóng/cắt điện và lắp đặt.

Tóm lại, relay là một thiết bị điện gia dụng với ngoại hình và thiết kế gọn nhẹ, phổ biến rộng rãi trong đời sống thường nhật.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Relay.

Để bảo đảm vai trò kể trên, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Relay (loại cơ bản nhất – 1 chân kích) giúp nó thực hiện tốt điều này.

2.1 Cấu tạo của Relay.

Relay được cấu tạo cơ bản từ 2 bộ phận chính.

  • Một, cuộn dây được làm từ kim loại đồng hoặc nhôm, cuốn xung quanh lõi từ – lõi sắt từ (phần tĩnh)
  • Hai, mạch tiếp điểm bao gồm lò xo, dây dẫn và thanh tiếp điểm (phần động).

Trong đó:

  • Phần động được gọi là Armature (phần cứng) sẽ được kết nối với một điểm tiếp động.
  • Phần tĩnh được gọi là Yoke (phần ách từ) sẽ tạo lực từ, hút thanh tiếp điểm để tạo trạng thái NO (mở/tắt) & NC (đóng), thực hiện lệnh đóng/cắt các thiết bị tải.
Relay là gì?

Relay là gì?

2.2 Nguyên lý hoạt động của Relay.

Dựa trên cấu tạo, nguyên lý hoạt động Relay được tiến hành trong 1 chu kỳ hoạt động đầy đủ NC & NO:

  • Ban đầu dòng điện chạy qua phần tĩnh tạo nên từ trường và kích hoạt nam châm điện chạy. Tạo ra một lực từ trường có độ lớn lực hút đủ để kéo thanh tiếp điểm lại. Lúc này, phần tĩnh sẽ trong trạng thái lệnh đóng NC. Cho phép dòng điện lớn hơn nhiều chạy qua mạch tiếp điểm. Khiến cho thiết bị điện kết nối hoạt động.
  • Cùng lúc dòng điện qua phần tĩnh, lò xo phần mạch tiếp điểm được kéo dãn ra. Ngay khi dòng điện relay bị ngắt, lò xo sẽ kéo thanh tiếp điểm về vị trí ban đầu – trạng thái lệnh NO. Chính thức tắt dòng điện chạy qua mạch tiếp điểm, ngắt thiết bị điện ngừng hoạt động.

Chú ý:

  • Trên đây là nguyên lý hoạt động của Relay loại 1 chân kích cơ bản nhất. Các loại Relay nhiều chân hơn sẽ có nguyên lý hoạt động phức tạp hơn. Bạn vui lòng liên hệ thêm chúng tôi để được hỗ trợ thêm về lĩnh vực này.
  • Một ví dụ về nguyên lý hoạt động Relay loại 3 chân kích. Hình ảnh chi tiết nguyên lý hoạt động loại 3 chân.
Nguyên lý hoạt động của relay

Nguyên lý hoạt động của relay

3. Các thông số trên Relay là gì?

Tiếp tục, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các thông số thường thấy trên Relay. Những thông số này vừa giúp bạn phân biệt được các dòng Relay với nhau. Và giúp bạn đánh giá được, liệu Relay đó có hợp với mạch điện hoặc nhu cầu lắp hệ thống điện bạn cần hay không.

3.1 Dùng điện bao nhiêu.

Thông tin phổ biến đầu tiên quyết định đến:

  • Khả năng hoạt động, kích Relay: Hoạt động bình thường hoặc Không thể hoạt động trong phạm vi điện áp bao nhiêu
  • Cân nhắc lựa chọn Relay đóng ở mức thấp hay mức cao.

Ví dụ. Mạch điện bạn cần đấu là điều khiển 1 bóng đèn 220V từ bộ điều khiển cảm ứng ánh sáng/chuyển động/thân nhiệt ở mức 5-12V. Lúc này bạn sẽ phải tìm mẫu Relay phù hợp với điện áp trong mức 5-12V. Một, Module Relay 5V (mức thấp). Hai, Module Relay 12V (mức cao). Relay là gì

3.2 Dòng tối đa bao nhiêu

Thông tin phổ biến thứ hai quyết định tới:

  • Dòng và điện áp  tối đa qua các tiếp điểm, thanh tiếp điểm là bao nhiêu. Nếu Relay có nhiều chân, mỗi cặp chân tương ứng sẽ ghi rõ hai thông tin này.
  • Thông tin loại Relay kích tối ưu.

Ví dụ: Hình ảnh chi tiết Relay mẫu 3 chân kích.

  • Các thông tin liên quan: 10A – 250VAC tương đương với cường độ tối đa 10A, hiệu điện thế tối đa 250 VAC. 
  • Hay SRD – 05VDC – SL – C chỉ ra hiệu điện thế kích tối ưu (loại Relay đóng ở mức thấp) 5V.

3.3 Cách xác định trạng thái của Relay.

Trong trường hợp bạn muốn phân biệt từng loại Relay, chúng tôi sẽ gợi ý bạn 3 cách đơn giản.

  • Ngay lúc mua hàng, hãy hỏi bên người bán đâu là loại Relay thấp và đâu là loại Relay cao. Một phần để ghi nhớ, lúc về dễ phân biệt. Phần khác là khi đấu dây, biết cách lắp chính xác.
  • Thử cấp nguồn điện vào chân Relay. Sau đó xem Relay đóng ở trạng thái nào sẽ tương ứng với loại Relay thấp/cao.
  • Tìm đến thông tin ghi transistor của Relay. Nếu thấy dòng chữa NPN thì là Relay đóng ở mức độ cao. Còn dòng chữ PNP thì ngược lại, Relay đóng ở chế độ thấp.

4. Ứng dụng của Relay là gì?

4.1. Cách sử dụng Relay.

Nhằm đảm bảo an toàn về điện cũng như bảo đảm không có sự cố đáng tiếc xảy ra. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng Relay bằng nguồn điện DC 1 chiều và dùng Relay loại 3 chân kích khá là phổ biến hiện nay.

  • Sơ đồ lắp mạch.
  • Loại Relay 5V sử dụng.
  • Đồ bạn cần chuẩn bị: 

(1) Breadboard

(2) Dây cắm breadboard

(3) Module rơ-le 5V loại JQC – JQC 3F T73 hoặc 0

(4) Quạt 12V.

(5) Pin vuông 9V.

(6) Một bộ nguồn 5V (nếu không có thì bạn lấy nguồn 5V từ Arduino Uno cũng được).

(7) 1 button (nút nhấn).

(8) 1 điện trở 1 Ohm.

Lắp đặt theo đường màu dây y như sơ đồ lắp mạch. Sau đây là thành quả lắp đặt thực tế.

4.2 Ứng dụng relay là gì?

Có rất nhiều ứng dụng của Relay bạn có thể áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, một số ứng dụng dễ bắt gặp nhất:

  • Ứng dụng cách ly mạch điều khiển điện AC khỏi mạch DC và ngược lại.
  • Ứng dụng chuyển đổi mạch dòng điện sang thiết bị điện khác.
  • Giám sát hệ thống điện và quản lý an toàn khi điện cao áp (ngắt điện tự động).
  • Tạo nên những ứng dụng cảm biến mới đo nhiệt độ, mực nước, áp suất…

4.3 Một số loại Relay phổ biến.

Tuy nguyên tắc hoạt động là giống nhau. Nhưng dòng điện cung cấp cho Relay không giống nhau. Ngay cả dòng điện AC hoặc DC đều có hai cực nóng lạnh hay âm dương khác nhau. Do đó, thị trường chia Relay thành hai loại module chính:

  • Module Relay đóng ở mức thấp, dùng transistor PNP. Hoạt động khi nối điện cực âm vào chân tín hiệu thì Relay sẽ chuyển sang trạng thái NC.
  • Module Relay đóng ở mức độ cao, dùng transistor NPN. Và hoạt động khi nối điện cực dương vào chân tín hiệu, thì Relay sẽ chuyển sang trạng thái NC.

Điểm khác ở hai loại này như bạn thấy sẽ nằm ở “transistor”. Ngoài ra, không khác khi so linh kiện của chúng với nhau. Bên cạnh hai loại chính, sẽ còn các loại Relay khác được phân biệt dựa vào số chân kích: 2 chân, 3 chân, 4 chân, 5 chân…Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ tất tần tật những kiến thức hay nhất và bổ ích nhất về Relay là gì. Cũng như giúp bạn hiểu hơn về các dòng Relay phổ biến hiện nay. Mọi thắc mắc và cần trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ chúng tôi sớm nhất để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất nhé.

Công Ty Cơ Điện Lạnh Chtech

  • Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Website: chtech.vn
  • Email: chtechkd@gmail.com


Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.