Công thức định luật ôm dễ nhớ.

Định luật ôm thực sự khó? Kiến thức này được giảng dạy từ chương trình vật lý cấp 2. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn khó khăn trong việc hiểu rõ về định luật ôm. Trong bài viết dưới đây, Chtech sẽ chia sẻ cho bạn về định luật ôm và công thức tính của nó. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Công thức tính định luật ôm, công thức tính định luật ôm toàn mạch

Công thức tính định luật ôm

1. Công thức tính định luật ôm.

1.1 Định luật ôm là gì?

Định luật ôm là định luật thuộc lĩnh vực vật lý để nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của 3 yếu tố: cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế (U) và điện trở (R). Định luật ôm được đặt tên theo một nhà vật lý người Đức đã tìm ra định luật này là Georg Ohm được công bố vào năm 1827. Định luật này nghiên cứu đo lường đại lượng cường độ dòng điện và điện áp chạy qua mạch đơn giản, phức tạp và các yếu tố ảnh hưởng đến các đại lượng này. Ngoài ra, nhà vật lý học Ohm còn khái quát nội dung định luật này dưới dạng công thức. Tìm hiểu công thức này trong phần tiếp theo nhé!

1.2 Công thức định luật ôm

Định luật ôm được khái quát trong công thức sau:

R = U / I

Giải thích các đại lượng trong công thức:

  • R: kí hiệu của điện trở (Đơn vị:Ω )
  • U: kí hiệu của hiệu điện thế (Đơn vị: V)
  • I: kí hiệu của cường độ dòng điện (Đơn vị: A)

1.3 Nội dung của định luật ôm

Nội dung của định luật ôm được nhà vật lý học Ohm phát biểu như sau: “ Cường độ dòng điện chạy qua 2 đầu vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với điều kiện là giá trị của điện trở là một hằng số” Một số đơn vị thường gặp trong các bài toán liên quan đến định luật ôm:

  • 1 Kilôôm = 1 k
  • 1 Mega Ôm = 1 M

Ngoài ra định luật ôm được ứng dụng để xác định giá trị tĩnh của các linh kiện trong vật và giải thích các hiện tượng điện trong mạch. Có thể nói, từ khi định luật ôm được khám phá thì nhiều thiết bị được tạo ra áp dụng nguyên lý định luật này. Vì vậy, định luật này có tầm quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

1.4. Công thức định luật ôm toàn mạch

Định luật ôm toàn mạch được phát biểu như sau: Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. Định luật này được minh họa trong công thức dưới đây:

I = E / ( Rn + r)

Giải thích các đại lượng trong công thức:

  • E: kí hiệu của suất điện động của nguồn (đơn vị: V)
  • r: kí hiệu điện trở trong của nguồn điện (đơn vị:Ω)
  • Rn: kí hiệu của điện trở mạch ngoài (đơn vị:Ω)

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về định luật ôm. Định luật được dùng để giải thích khá nhiều hiện tượng trong đời sống hằng ngày, vì vậy hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về định luật ôm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi qua website Chtech.vn để nhận được tư vấn miễn phí của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.