Thiết bị trong phòng mổ và dụng cụ phẫu thuật cơ bản

Các thiết bị trong phòng mổ và dụng cụ phẫu thuật cơ bản có những loại nào thông dụng trong y tế, cũng như vai trò, công dụng ra rao? Để làm rõ vấn đề này, mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất.

Bài viết liên quan: IVF là gì? Phòng mổ hybird là gì, phòng áp âm là gì, đồ dùng khi đi đẻ mổ

1. Các thiết bị trong phòng mổ

Trên thị trường hiện có đa dạng các thiết bị trong phòng mổ, phục vụ cho từng công đoạn, mục đích sử dụng khác nhau.

Thiết bị trong phòng mổ

Thiết bị trong phòng mổ

Các thiết bị trong phòng mổ cơ bản gồm có những gì

1.1 Đèn phòng mổ

Về đèn phòng mổ, trên thị trường bày bán phong phú về chủng loại, mẫu mã đèn phẫu thuật. Trong đó có 2 loại chính là đèn halogen và đèn công nghệ led. Vậy hai loại này có đặc điểm gì khác biệt?

1.1.1  Đèn bóng halogen

  • Bóng đèn halogen hoạt động tương tự bóng đèn sợi đốt mà chúng ta thường bắt gặp ở các gia đình trước kia. Sợi dây vonfram nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh khí nén bọc thạch anh halogen. Khi tiếp xúc dòng điện sẽ làm nóng dây tóc và đèn phát sáng.
  • Dễ hiểu, khi có nhiều điện năng chạy vào thì bóng đèn càng sáng hơn, từ đó tạo ra ánh sáng trắng. Đèn halogen tạo ra ánh sáng trắng, gần giống với nguồn ánh sáng tự nhiên. Trường sáng trung bình là 4000K, con số phù hợp cho các ca phẫu thuật.
  • Nhược điểm của halogen đốt cháy, sáng và tỏa ra độ nóng cao, mà bạn có thể cảm nhận khi chúng phát sáng. Vì thế, rất dễ gây cháy nổ, hơn nữa việc chạm vào có thể làm chúng ta bị thương.
  • Bù lại là ưu điểm giá thành rẻ, nhưng tuổi thọ không bền, vào khoảng 2000-3000 giờ chiếu sáng. Đồng thời chúng tiêu hao khá nhiều năng lượng, tốn kém chi phí sau này.

1.1.2  Đèn mổ led

  • Đèn phẫu thuật sử dụng bóng LED, đèn hoạt động dựa trên công nghệ bán dẫn, tạo ánh sáng lạnh. Nhiệt độ màu ánh sáng được đo bằng đơn vị Kelvin, với ánh sáng tự nhiên ban ngày là 5100K. Đèn mổ LED cho nguồn ánh sáng là 4300K.
  • Đèn bóng LED ít tạo nhiệt hơn, không sợ quá nóng. Giảm tỉ lệ xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy.
  • Ưu điểm nổi trội của đèn LED này khiến nhiều người ưa chuộng. Đó là khả năng khắc phục hầu hết các hạn chế của loại bóng halogen. Trong khi, độ bền cao, lên tới 20.000-50.000, lại ít tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí.

1.2 Thiết bị phòng mổ – Bàn mổ

Bàn mổ dùng để cố định bệnh nhân khi làm phẫu thuật

  • Bàn mổ là một trong những thiết bị trong phòng mổ chuyên dụng và thường được sử dụng trong phòng mổ của bệnh viện, phòng khám, cơ sở chăm sóc sức khỏe. Bàn mổ là nơi người bệnh nằm trong suốt quá trình thực hiện ca phẫu thuật.
  • Mục đích chính của bàn mổ là giúp cố định bệnh nhân, để bác sĩ dễ thao tác phẫu thuật. Có thể thiết kế cố định hoặc di động, thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Công dụng của bàn mổ tùy thuộc vào thông số kỹ thuật và thiết kế của nó. Ví dụ, có loại bàn mổ đa năng, được thiết kế linh hoạt, điều chỉnh chiều cao, chiều dài, nghiêng sang hai bên, thích ứng cho nhiều ca mổ. Hoặc có loại bàn mổ chuyên biệt cho chấn thương chỉnh hình, bàn mổ thấu xạ, bàn mổ tim mạch, phụ khoa, nhi khoa…
  • Không có bàn mổ nào hoàn hảo, việc chọn bàn mổ rất quan trọng đối với sự an toàn và tỷ lệ thành công của ca mổ.
  • Quyết định sử dụng bàn mổ nào cần tính toán các yếu tố khả năng định vị, thời gian thực hiện, loại tiểu phẫu và rủi ro bệnh nhân.
ban-mo

ban-mo

1.3 Tủ để đồ trong phòng mổ

  • Tủ để đồ là các thiết bị trong phòng mổ không thể thiếu, chủ yếu dùng để làm locker gửi đồ hoặc tủ đựng dụng cụ. Đặc biệt là những vật cấu tạo từ kim loại như dao, kéo, kim tiêm, hay kẹp, bông gạc. Chúng rất dễ bị oxy hóa dưới tác động của độ ẩm không khí. Hơn nữa, vật dụng y tế đòi hỏi phải được cất trong tủ kín, tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Chất liệu được ưu tiên là thép không gỉ/ Inox 304. Các tấm inox với các độ dày khác, tùy chỉnh theo thiết kế của khách hàng. Ngoài ra là chất liệu sắt, chất liệu nhựa ABS, tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn.

Màn hình phẫu thuật lắp trong phòng mổ

1.4 Màn hình phẫu thuật

  • Đối với phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, kỹ thuật viên sẽ quan sát ngay trên màn hình phẫu thuật. Màn hình có nhiệm vụ hiển thị hình ảnh phẫu trường. Hiện được chia thành 2 dòng màn hình là TFT (mỏng) và CRT.
  • Những mẫu màn hình đời mới được ưa chuộng nhờ sở hữu độ phân giải cao hoặc 4K. Thông thường sẽ có 2 màn hình cho phẫu thuật viên chính và phụ. Về kết cấu, màn hình đặt trong phòng mổ gồm màn hình treo, màn hình định dạng lớn gắn trên cánh tay đầu đèn, cột thiết bị (nếu có).
  • Lưu ý, màn hình độ phân giải phải phù hợp với độ phân giải của camera. Màn hình được lắp chính diện, ngang tầm nhìn của phẫu thuật viên.

2. Tầm quan trọng của các thiết bị trong phòng mổ

2.1 Tầm quan trọng của các thiết bị trong phòng mổ

Phòng mổ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ngoại khoa. Yếu tố cốt lõi và then chốt trong xây dựng phòng mổ là các trang thiết bị trong phòng mổ. Phòng mổ hiện đại cần hệ thống trang bị tiên tiến, phức tạp. Mỗi loại thiết bị có mục đích, chức năng riêng biệt.

Ví dụ như đèn mổ được dùng để chiếu sáng trong quá trình tiến hành phẫu trường. Bàn mổ là nơi bệnh nhân nằm và có thể điều chỉnh cho phù hợp với loại phẫu thuật. Màn hình có công dụng hiển thị hình ảnh chi tiết của phẫu trường, mang tới sự rõ nét cho đội ngũ phẫu thuật. Bồn rửa tay được dùng để sát khuẩn trước ca mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Đầu tư trang thiết bị phòng mổ một mặt làm tăng chất lượng, tính hiệu quả, an toàn. Đồng thời góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi điều trị. Cùng với kinh nghiệm, trình độ của y bác sĩ, trang thiết bị sẽ giúp:

  • Phát hiện sớm bệnh, gia tăng kết quả chẩn đoán chính xác
  • Tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm chi phí
  • Hạn chế di chứng, giảm tỷ lệ tử vong không mong muốn

2.2 Các dụng cụ phẫu thuật cơ bản trong phòng mổ

Tổng hợp các dụng cụ phẫu thuật cơ bản

Dụng cụ dùng trong phẫu thuật là tương đối nhiều. Với từng ca, từng loại hình phẫu thuật sẽ yêu cầu về dụng cụ khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các loại dụng cụ cơ bản.

Dụng cụ hỗ trợ mổ

dung-cu-phong-mo

2.2.1 Dụng cụ cắt trong phòng mổ

  • Dụng cụ cắt đảm nhận vai trò chính là cắt mô. Kéo là đại diện điển hình nằm trong nhóm dụng cụ cắt. Kéo cũng có cấu tạo hình thể, độ dài khác biệt để phục vụ cho từng loại mô và vị trí của mô.
  • Chẳng hạn, kéo Mayo khá nặng và chắc, được dùng để cắt chỉ, cơ. Ngược lại kéo Metzenbaum mảnh, nhẹ sử dụng để cắt thanh mạc. Thiết bị trong phòng mổ

2.2.2 Dụng cụ bóc tách trong phòng mổ

  • Dụng cụ bóc tách là thiết bị phòng mổ thông dụng có nhiệm vụ cắt và phân tách các mô. Gồm hai loại chính là dụng cụ bóc tách sắc và bóc tách cùn.
  • Dao là dụng cụ bóc tách sắc, dùng để làm đường rạch ngắn hay dài, nông hay sâu. Lưỡi dao số 10 được dùng để thực hiện vết rạch dài, lưỡi số 15 dùng cho vết rạch rất nhỏ.
  • Để bóc tách cùn có thể dùng kéo Mayo hay Metzenbaum, kẹp mạch máu, phần trên đỉnh của cán dao, nạo, dụng cụ nâng…

2.2.3 Dụng cụ cầm giữ mô trong phòng mổ

Nhíp, kẹp allis, Babcock, kẹp ruột, kẹp gắp sỏi mật thuộc nhóm dụng cụ cầm giữ mô.

  • Dụng cụ cầm giữ mô có răng có thể gây sang chấn mô, nhưng khả năng cầm giữ chắc chắn hơn loại không răng.
  • Nhíp có răng lớn được dùng để cầm giữ da. Nhíp răng nhỏ hoặc không răng để cầm giữ mô dưới da, cân cơ.
  • Nhíp không sang chấn dùng để cầm giữa thành ruột, mạch máu
  • Kẹp Allis để cầm giữ gây sang chấn, còn kẹp Babcock để cầm giữ không gây sang chấn. Thiết bị trong phòng mổ

2.2.4 Dụng cụ cầm máu trong phòng mổ

Kẹp mạch máu có chức năng cầm máu trực tiếp từ một đầu động mạch hoặc tĩnh mạch đang chảy máu. Kẹp được chia làm hai loại, cụ thể là kẹp sang chấn và kẹp không sang chấn

– Dụng cụ vén trong phòng mổ

  • Dụng cụ vén có 2 dạng: dụng cụ vén bằng tay và vén tự động được dùng để mở rộng phẫu trường. Giúp việc làm thao tác phẫu thuật diễn ra thuận tiện hơn ở một vùng hay một tạng. Tránh nguy cơ tổn thương sang khu vực lân cận.

– Kẹp mang kim

  • Kẹp được dùng để cầm giữ kim khi khâu. Kẹp gạc, kẹp khăn mổ có công dụng giúp gia tăng khả năng cầm giữ gạc mổ, khăn mổ tốt hơn.
  • Đa phần dụng cụ phẫu thuật được làm từ chất liệu thép không gỉ. Một số dụng cụ sử dụng chất liệu titanium, chromium, vanadium. Nhược điểm của chất liệu sắt sẽ dễ bị rỉ, nặng.
  • Công ty kỹ thuật cơ điện lạnh Chtech là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế phòng mổ, cung cấp vật tư xây lắp phòng mổ, hoàn thiện lắp đặt hoàn thiện các hạng mục, các thiết bị trong phòng mổ. Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Chtech.
  • Nếu bạn đọc còn gì thắc mắc vui lòng lòng liên hệ với Chtech để được hỗ trợ và tư vấn.

Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Chtech

  • Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Website: chtech.vn
  • Email: chtechkd@gmail.com


Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.