Bản Vẽ Thiết Kế Phòng Sạch
Nội dung
Bản vẽ thiết kế phòng sạch là phương tiện truyền đạt và trao đổi giữa các bên. Giúp các bên trao đổi và thống nhất các vấn đề liên quan tới xây dựng trên bản vẽ. Vậy trong bản vẽ thể hiện những nội dung gì, và quy trinh các bước làm bản vẽ phòng sạch gồm những bước gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết này cùng Chtech. Đầu tiên là các bước làm bản vẽ thiết kế phòng sạch.
Các bản vẽ liên quan, thi công phòng sạch , tiêu chuẩn phòng sạch
1. Các bước làm bản vẽ thiết kế phòng sạch
Làm bản vẽ thiết kế gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khi thiết kế phòng sạch
Đầu tiên khi chúng ta tiếp nhận thông tin của một dự án từ phòng kinh doanh hay từ trực tiếp khách hàng. Chúng ta cần phải phân định dự án thuộc linh vực gì và cần những thống tin gì để làm được bản vẽ thiết kế. Bước này rất quan trọng. nếu không nắm bắt được thông tin, và yêu cầu mục đích sử dụng của khách hàng. Chúng ta không thể khái quát được hết toàn bộ dự án. Và còn phải trao đổi nhiều lần với khách hàng, Dẫn đến tình trạng mất thời gian của cả hai bên. Và chính khách hàng đánh giá công ty làm việc không chuyên nghiệp, năng lực yếu kém. Tôi tin chắc rất nhiều các bạn đã gặp phải những vấn đề này. Bước tiếp theo là bước thứ 2
Bước 2: Khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng phòng sạch
Khi nhận được thông tin từ khách hàng, có khách hàng họ gửi thông rõ ràng kèm hình ảnh. Thì bước thứ 2 chúng ta có thể bỏ qua. Trong trường hợp khách hàng gửi thông tin chưa rõ chúng ta cần đi khảo sát thực tế để địa hình vị trí của dự án, từ đó chúng ta có cơ sở để tính toán.
Ở bước này mình lưu ý một số vấn đề là khi đi khảo sát các bạn hãy chụp ảnh lại hoặc có thể là quay đi liền với ghi chép dữ liệu. Có một số trường hợp đi khỏa sát về vẫn nắm bắt được hết các cơ sở để hỗ trợ thiết kế.
Bướ3: Làm bản vẽ thiết kế phòng sạch
- Với bước 3 là bước rất quan trọng yêu cầu chúng ta phải cẩn thận, lên phương án thiết kế layout nhà máy. Lên các phương án chọn thiết bị.
- Đối với layout nhà máy cần phải phù hợp với công năng sản xuất, hay gọi cách khách là dây chuyền sản xuất. Để đảm bảo được đúng theo các quy luật trong thiết kế phòng sạch. Và đáp ứng được đúng theo các tiêu chuẩn nhà máy đang theo. Sau khi thiết kế layout nhà máy là đến giai đoạn tính toán thiết bị và hệ thống cơ điện nhà máy. Đối với phòng sạch nói riêng thì quan trọng nhất là phần thiết kế HVAC và phần điện nặng. Nỗi hệ thống nên để tách riêng thành các phần riêng biệt, Không nên để trung lẫn nộn, giữa các hệ thống với nhau.
Bước 4: Kiểm tra bản vẽ thiết kế phòng sạch
- Sau khi làm xong bản vẽ thiết kế chúng ta lên check lại toàn bộ bản vẽ theo các check list. Để tránh sai sót và gặp các lỗi không vấn đề. Khi kiểm tra bản vẽ chúng ta cần in ra để đánh giá nội dung, và cách thể hiện.
- Đây cũng là bước cuối cùng trong các bước làm bản vẽ thiết kế phòng sạch. Mỗi công ty có một quy trình làm việc khác nhau, và các bước làm cũng khác nhau. Nhưng trên vẫn là 4 bước cơ bản nhất trong công việc làm bản vẽ thiết kế phòng sạch.
2. Các nội dung trong bản vẽ thiết kế phòng sạch
2.1 Thể hiện mặt bằng công năng nhà máy
- Phần đầu tiên chúng ta cần thể hiện là phần mặt bằng công năng nhà máy. Để chúng ta thấy cách bố trí cửa và đường đi đã hợp lý chưa. Nếu có vấn đề chúng ta cần phải thay đổi cho hợp lý.
2.2 Bản vẽ thiết kế hệ thống vách trần sàn
- Phần thứ hai là phần vách trần sàn. Phần này nằm trong hạng mục xây dựng chúng ta cần thể hiện rõ vật liệu xây dựng lắp đặt phòng sạch là gì. Độ cao trần là bao nhiêu, trần sử dụng vật liệu gì. Loại cửa, kích thước và chiều mở của cửa. Toàn bộ đều được thể hiện và ghi chú rõ ràng trong bản vẽ và kèm theo bản chi tiết.
- Đối với hạng mục vách và trần phòng sạch thường yêu cầu dùng vật liệu Panel chống tĩnh điện với độ dày từ 50 đến 150mm tùy thuộc vào từng dự án. Việc này giúp đảm bảo giảm tối đa khả năng tích điện vào các thiết bị linh kiện điện tủ sản xuất. Ngoài ra đối với một số nhà máy với yêu cầu đầu ra cao còn được sử dụng thêm các phương pháp khác.
- Sàn phòng sạch thường dùng là sàn vinyl hoặc sàn sơn epoxy chống tĩnh điện. Những phòng sạch với class cao thì sẽ sử dụng sàn nâng chống tĩnh điện để vừa đảm bảo độ sạch vừa đảm bảo khả năng chống tĩnh điện của phòng sạch.
2.3 Bản vẽ thiết kế thông gió phòng sạch
- Hệ thống điều hòa thông gió trong phòng sạch cần được thể hiện rõ các khu vực yêu cầu. Như nhiệt độ, độ ẩm, áp xuất và nguyên lý gió. Chúng ta nên tác các phần ra thành các bản vẽ khách nhau. Không nên để lẫn lộn và bản vẽ cần thể hiện rõ nội dung cần trình bày.
- Hệ thống điều hòa thông gió trong phòng sạch cực kỳ quan trọng. Vì nó ảnh trực tiếp đến các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm , áp suất, cấp độ sạch…
- Các thiết bị điều hòa thông gió thường dung như là : AHU, Chiller, BFU, FFU, Hepa…
- Mỗi thiết bị sẽ có một vai trò khác nhau trong tổng thể không gian của phòng sạch.
2.4 Bản vẽ thiết kế điện điện phòng sạch
- Cũng như các hạng mục khác. Mỗi hạng mục chúng ta cần phải thể hiện được nội dung chính của nó. Trong phần điện có các phần sau.
2.5 Hệ thống điện điều khiển phòng sạch.
- Đối với mỗi loại linh kiện điện tử khác nhau lại có một yêu cầu về môi trường sản xuất khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung môi trường này phải được khống chế về nhiệt độ và độ ẩm trong rải cho phép. Hiện tại có hai phương pháp điều khiển được dùng phổ biến ở Việt Nam là:
- Điều khiển bằng PLC
- Điều khiển trung tâm BMS
2.6 Hệ thống điện động lực
- Trong hệ thống điện phòng sạch sẽ được phân thành hai hệ thống điện chính như sau:
- Hệ thống điện nhẹ
- Hệ thống điện lực
- Hệ thống điện chiếu sáng
- Hệ thống điện cấp nguồn cho máy sản xuất
- Hệ thống điện cấp nguồn cho các thiết bi khác
- Hệ thống điện cấp nguồn
2.7 Bản vẽ thiết kế các hệ phụ trợ phòng sạch
- Ngoài những hạng mục cụ thể trên còn có hệ thống phụ trợ cho phòng sạch đi kèm như:
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống khí nén
- Hệ thống xử lý nước thải
Đối với hệ thống phòng sạch cơ bản có các hệ thống trên. Trong quá trình làm không thể tránh khỏi sai sót khi thiết kế. Vì vậy mình khuyên các bạn lên kiểm tra kỹ trước khi xuất bản, và gửi ra ngoài.
3. Chú ý khi làm bản vẽ thiết kế phòng sạch
3.1 Các chú ý khi làm bản vẽ thiết kế phòng sạch
- Thể hiện rõ các phần, sắp xếp các bản vẽ cùng hạng mục với nhau. Mối hạng mục lên thêm các chi tiết để người đọc hiểu rõ hơn.
- Điền đầu đủ thông tin trên bản vẽ, như số thứ tự, tên bản vẽ, ngày tháng làm bản vẽ, ký hiệu bản vẽ, và các thông tin khác.
- Thể hiện rõ các nét chính và nét phụ trong bản vẽ. Không nên để các nét phụ tương đường với các nét chính.
- Trong bản vẽ cần phải thống nhất từ đầu đến cuối, font chữ kỹ hiệu ghi chú, font chữ tên bản vẽ, và kích thước dim.
3.1 Một số bản vẽ thiết kế phóng sạch
Thông tin liên hệ: công ty cơ điện lạnh Chtech
- Phone: 034 360 5292
- Email: chtechkd@gmail.com
- CHTECH rất mong được hợp tác với quý khách hàng
Gồm 4 bước làm bản vẽ thiết kế phòng sạch. Chtech đã nêu chi tiết trong bài viết.
Các lỗi hay gặp phải như tỷ lệ chưa đúng, nét in, và không đồng nhất trong suốt toàn bộ bản vẽ.