MCB là gì?

Hiện nay, các thiết bị bảo vệ dòng điện khỏi quá tải, ngắn mạch ngày càng phổ biến. Thay thế bằng việc sử dụng cầu chì như trước đây, người ta sử dụng MCB là gì, MCCB. 2 thiết bị này đều là những thiết bị đóng/ ngắt mạch tự động. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác nhau rõ rệt.

Cụ thể về vai trò, phân loại, và sự khác nhau giữa MCCB và MCB là gì? Cách lựa chọn 2 thiết bị đóng/ ngắt phù hợp với từng mạch điện cụ thể. Tất cả sẽ được Chtech chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm: CB là gì, ATS là gì?

1. MCB là gì? MCB viết tắt của từ gì

1.1 MCB viết tắt của từ gì?

MCB là 1 thiết bị điện viết tắt của cụm từ tiếng anh Miniature Circuit Braeker. Nó là một thiết bị chuyển mạch loại tép, thường có dòng cắt định mức và ngắn mạch thấp. Nhiệm vụ chính của MCB là gì, nó bảo vệ hệ thống và các thiết bị điện quá tải và ngắn mạch trong toàn hệ thống điện. Vì thế mà MCB được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong mạng lưới điện dân dụng hiện nay.

1.2 Nguyên lý hoạt động, cấu tạo của MCB là gì?

1.2.1 Cấu tạo của MCB

MCB được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính: Tiếp điểm, cơ cấu truyền động đóng/ cắt MCB, móc bảo vệ, hộp dập hồ quang, vỏ MCB.

Tiếp điểm: MCB thường được cấu tạo bởi 2 cấp hoặc 3 cấp tiếp điểm. Trong đó 2 cấp tiếp điểm là tiếp điểm chính và hồ quang. Hoặc 3 cấp tiếp điểm là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang. Tiếp điểm hoạt động như sau:

  • Thứ tự đóng mạch lần lượt từ hồ quang điện 🡺 tiếp điểm phụ 🡺 tiếp điểm chính.
  • Thứ tự ngắt mạch lần lượt từ tiếp điểm chính 🡺 tiếp điểm phụ 🡺 hồ quang điện.

Cơ cấu truyền động đóng/ cắt MCB: Có 2 cách động đóng/cắt MCB chính.

  • Bằng tay: Loại truyền động đóng/ cắt MCB này được thao tác đối với các dòng điện định mức không lớn. Nếu dòng điện lớn sẽ thiếu an toàn cho người thao tác.
  • Bằng cơ điện: Loại truyền động đóng/ cắt MCB áp dụng đối với các dòng điện định mức lớn.

Móc bảo vệ: Có 2 loại móc bảo vệ MCB chính: Móc kiểu rơ le nhiệt, móc kiểu điện từ. Nhiệm vụ chính của móc bảo vệ là bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải hoặc ngắn mạch.

Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu hộp dập hồ quang khác nhau. Chúng có nhiều tấm thép xếp thành các lưới, ngăn thành nhiều đoạn.

  • Hồ quang kiểu nửa kín: được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí.
  • Hồ quang kiểu hở: Được dùng với các dòng điện lớn hơn 50KA hoặc mức điện áp lớn 1000V.

Vỏ MCB: Được làm bằng nhựa cứng, cách điện, giúp bảo vệ và cố định các bộ phận phía trong.

MCB-la-gi

MCB-la-gi

1.2.2 Nguyên lý hoạt động

  • Nguyên lý hoạt động chính của Aptomat MCB là gì? Khi dòng điện chạy qua MCB vượt quá dòng điện định mức đã được cài đặt, MCB sẽ tự động mở ra/ ngắt mạch. Khi dòng điện MCB trở lại bình thường (thấp hơn định mức MCB), MCB sẽ tự động đóng lại.
  • Cụ thể, nguyên lý hoạt động của MCB như sau: Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, tiếp điểm được đóng lại. Trong trường hợp quá tải, dòng điện đi qua lưỡng kim làm nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nhiệt lượng tỏa ra do sự giãn nở kim loại gây ra độ lệch tại tiếp điểm. Độ lệch này càng lớn, các tiếp điểm sẽ tự thả chốt ngắt mạch, các tiếp điểm tách ra. Như vậy dòng điện đã được ngắt một cách tự động và an toàn.

1.3 Các loại MCB

MCB là gì được chia thành nhiều loại, nó cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Trong phạm vi bài viết, người viết đang đề cập đến cách phân loại theo số pha.

  • MCB 1 pha

MCB 1 pha (1P) hay còn được gọi MCB tép 1P là thiết bị đóng cắt bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Loại MCB này được sử dụng trong mạng lưới điện 1 pha (bảo vệ pha nóng).

  • MCB 3 pha

MCB 3 pha (3P) là thiết bị đóng cắt bảo vệ 3 dây pha trong mạch điện. Loại MCB này được sử dụng trong mạng lưới điện 3 pha, bảo vệ 3 dây pha nóng.

  • MCB 2 pha

MCB 2 Pha (2P) l MCB 1P, 2 cực: Là thiết bị đóng cắt bảo vệ 1 dây pha và dây trung tính. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha.

  • MCB 4 pha

MCB 4 pha (4P) là MCB 3P, 4 cực: Là thiết bị đóng cắt bảo vệ 3 dây pha và dây trung tính. Nó được sử dụng trong lưới điện 3 pha.

ky-hieu-mcb-trong-ban-ve

ky-hieu-mcb-trong-ban-ve

1.4 Các thông số ghi trên MCB có ý nghĩa là gì?

  • Trên MCB là gì có nhắc tới các thông số quan trọng mà bạn cần quan tâm.
  • Product Model No: Đây là số model sản phẩm, mỗi loại sẽ có mã số khác nhau.
  • Max Current Rating: Giá trị dòng điện định mức lớn nhất mà tiếp điểm chịu được.
  • Breaking Capacity: Đây là khả năng dòng chịu được dòng điện sự cố nhưng vẫn an toàn.
  • Operating Voltage: Điện áp ở trạng thái hoạt động bình thường của MCB.
  • Energy Class: Mức năng lượng gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3. Trong đó mức năng lượng lớp 3 được đánh giá là lớp tốt nhất.

2. MCCB là gì?

2.1 MCCB viết tắt của từ gì?

  • MCCB là thiết bị điện viết tắt của cụm từ Moulded Case Circuit Breaker. Trong tiếng Việt, nó được gọi là Aptomat dạng khối, vỏ đúc. MCCB là một thiết bị điện sử dụng với mục đích bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá tải hoặc ngắn mạch. MCCB thường có dòng cắt định mức và ngắn mạch lớn.

2.2 Sự khác nhau giữa MCB và MCCB là gì?

  • Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa MCB là gì và MCCB là khả năng ngắt mạch của từng loại. Mặc dù chúng có khả năng tự đóng/ cắt, nhưng không có chức năng chống giật. Giữa 2 thiết bị này còn có nhiều điểm khác nhau khác phải kể tới dưới đây.
Tiêu chí so sánh MCB MCCB
Tên gọi MCB là tên viết tắt có nghĩa là bộ ngắt mạch thu nhỏ, hay còn được gọi là aptomat tép. MCCB là tên viết tắt có nghĩa là bộ ngắt mạch vỏ đúc, hay còn được gọi là aptomat khối.
Chức năng MCB giúp bảo vệ hệ thống mạch điện tránh khỏi tình trạng quá dòng. Nghĩa là dòng điện qua MCB vượt quá dòng định mức được cài đặt trước. MCCB thực hiện chức năng chính là bảo vệ dòng điện khi xuất hiện nhiệt độ và và dòng ngắn mạch.
Đặc điểm mạch ngắt Mạch ngắt của MCb cố định, không có khả năng di chuyển Mạch ngắt của MCCB có khả năng di chuyển
Phân loại Phân loại MCB là đơn, 2 cực và 3 cực Phân loại MCB là đơn, 2 cực và 4 cực
Định mức dòng ngắn mạch MCB có dòng điện ngắn mạch ở mức thấp 1800Amps MCCB có dòng định mức cao từ 10K-200K
Định mức dòng điện MCB có định mức đạt 100amps MCCB có định mức lớn từ 10-200amps
Điều khiển từ xa MCB là gì không điều khiển từ xa được Có thể điều khiển từ xa nhờ dây sunt.
Ứng dụng MCB được ứng dụng nhiều trong điện dân dụng và các mạch dòng điện thấp. MCCB được ứng dụng nhiều trong điện công nghiệp và các mạch dòng điện cao.

Căn cứ vào các đặc tính, thông số kỹ thuật. Người dùng có thể lựa chọn được loại phù hợp nhất.

3. Hướng dẫn chọn MCB và MCCB

MCB và MCCB là những thiết bị điện mà hầu hết các gia đình và doanh nghiệp đều sử dụng. Nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất. Vì vậy, bạn cần phải tính toán thông số dòng điện liên quan.

3.1 Cách chọn MCB

  • Chọn loại MCB 1P, khi bạn cần ngắt 1 dây pha ra khỏi thiết bị. Trường hợp này thường dùng cho các thiết bị đã có dây trung tính trước. Việc chọn MCB 1P này cũng giống như việc bạn sử dụng công tắc để bật/ tắt đèn, quạt. Tức là, khi có sự cố với dòng quá lớn thì MCB sẽ tự động chuyển sang chế độ tắt (ngắt mạch).
  • Chọn MCB 2P, khi bạn cần ngắt 1 dây pha và 1 dây trung tính. Trường hợp này để ngắt hết các đường dây kết nối với thiết bị, nên được đặt ở nguồn tổng. Hiểu đơn giản, loại MCB 2P để cắt toàn bộ điện vào nhà, hoặc cả phòng hoặc các thiết bị có công suất lớn.
  • Chọn MCB 3P, 4P cũng tương tự như trên, MCB là gì. Nhưng 2 loại MCB này thường được dùng trong công nghiệp hoặc môi trường sản xuất.

3.2 Cách chọn MCCB

Như đã đề cập phía trên, MCCB được dùng nhiều trong công nghiệp. Dòng điện định mức của MCCB lên tới 1000A, điện áp dưới 1000V. Dó đó, khi lựa chọn MCCB, bạn cần phải chú ý lựa chọn các thông số sao cho: Ib < In < Iz, trong đó:

  • Ib: Dòng điện tải lớn nhất của MCCB
  • In: Dòng điện định mức của MCCB
  • Iz: Dòng điện cho phép của dây dẫn điện đã được nhà sản xuất cung cấp.
  • Công thức điều kiện trên cũng có thể sử dụng cho việc lựa chọn MCB là gì.

3.3 Ký hiệu MCB trên bản vẽ là gì?

  • Tùy theo từng quy định cụ thể của các đơn vị thì MCB có cách ký hiệu khác nhau. Riêng trong bản vẽ CAD, MCB được ký hiệu như sau. Bạn có thể tham khảo cách ký hiệu chuẩn trong CAD.
  • Ví dụ về một mạch điện đơn giản sử dụng các thiết bị đóng cắt MCB/ MCCB. Trong mạch điện dưới đây, người ta dùng MCB để đóng/ cắt mạch điều khiển. MCCB để bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực. Khi đó, MCCB có dòng định mức phù hợp với motor. Bạn có thể tham khảo mạch điện và sơ đồ đấu dây sau:

3.4 Vị trí lắp đặt MCB trong tủ điện

  • Một tủ điện hoàn thiện cần bao gồm các thành phần sau: Thiết bị đóng cắt (MCB/MCCB/MT), thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển, thiết bị hiển thị. Vậy vị trí nào phù hợp và tốt nhất để lắp đặt MCB trong tủ điện?
  • MCB hoặc MCCB hoặc CB tổng được lắp đặt trên cùng góc trái. Vị trí ngay phía dưới biến dòng. Phía bên phải là cầu chì cho đèn báo pha, bộ bảo vệ chống mất pha, nguồn 24VDC. Các thiết bị MCB/ MCCB sẽ được lắp trực tiếp lên tủ ngay từ những bước đầu tiên.

Hi vọng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được MCB là gì và những thông tin liên quan. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại Công ty cơ điện Chtech, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp theo:

Công Ty Cơ Điện Lạnh Chtech

  • Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Website: chtech.vn
  • Email: chtechkd@gmail.com



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.