Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm

Nghị định 15/2018 là văn bản quy định một số điều chi tiết của luật an toàn thực phẩm của chính phủ. Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề cần chú ý trong nghị định này nhé.

nghi-dinh-152018-ve-an-toan-thuc-pham

Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm

1. Phạm vi áp dụng theo nghị định 15/2018

Căn cứ vào luật “An toàn thực phẩm” năm 2018. Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều trong phạm vi như:

  • Việc tự công bố sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thủ tục làm bản đăng ký công bố sản phẩm.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm trong các sản phẩm biến đổi gen.
  • Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho những cơ sở, doanh nghiệp đủ điều kiện.
  • Kiểm tra cấp nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu.
  • Ghi nhãn của thực phẩm.
  • Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất. Và kinh doanh thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe.
  • Những điều kiện đảm bảo an toàn trong lĩnh vực sản xuất. Và phân phối các loại phụ gia trong thực phẩm.
  • Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
  • Những phân công về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Thiết kế phòng sạch thực phẩm, tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm

2. Thủ tục công bố sản phẩm theo nghị định 15/2018

Theo đó, thủ tục công bố sản phẩm của doanh nghiệp được quy định tại chương III điều 6, 7,8 tại nghị định 15/2018. Tại điều 6 của nghị định này quy định việc các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Phải tiến hành đăng ký công bố sản phẩm với các cơ quan chức năng theo mục những sản phẩm như:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng. Thực phẩm dinh dưỡng y học, những thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Những sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 0- 36 tháng tuổi.
  • Những chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm có công dụng mới. Hoặc những phụ gia thực phẩm không nằm trong danh mục được bộ y tế cấp phép sử dụng trong thực phẩm.

Tại điều 7, quy định về hồ sơ đăng ký sản phẩm phân chi theo từng nhóm sản phẩm khác nhau. Cụ thể:

  • Đăng ký hồ sơ công bố với sản phẩm nhập khẩu.
  • Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm của những sản phẩm được sản xuất trong nước.
  • Ngoài ra tại điều này cũng quy định hồ sơ đăng ký bắt buộc thể hiện bằng tiếng Việt. Trong những trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt có công chứng. Tại thời điểm nộp hồ sơ tài liệu còn hiệu lực.

Tự công bố sản phẩm quy định trong nghị định 15/2018

Tại điều 8 của điều này, quy định về trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm.

3. Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều trong luật “An toàn thực phẩm”

Nghị định 15/2018 là bản thấp hơn Luật. Dùng để giải thích chi tiết một số điều quy định trong Luật an toàn thực phẩm. Theo đó, các công ty, cơ sở sản xuất sẽ có cái nhìn về vấn đề một cách đúng đắn và sâu hơn. Tránh tình trạng hiểu sai về Luật. Từ đó làm trái luật dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo đó, Nghị định 18/2015 được quy định bao gồm 13 chương và 44 điều (không tính văn bản kèm theo). Được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 02 tháng 02 năm 2018. Cụ thể, trong các chương của nghị định rõ ràng những vấn đề như sau:

  • Chương I: Những quy định chung
  • Chương II: Quy định về thủ tục tự công bố sản phẩm
  • Chương III: Quy định về thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Chương IV: Quy định về việc bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
  • Chương V: Quy định về việc cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Chương XIII: Quy định về các điều khoản thi hành nghị định.
Chung-nhan-an-toan-thuc-pham

Chung-nhan-an-toan-thuc-pham

4. Ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm theo nghị định 15/2018

Việc ghi nhãn thực phẩm. Và thực hiện quảng cáo thực phẩm cũng được quy định rõ trong nghị định 15 tại chương VII và chương VIII. Cụ thể:

4.1 Dán nhãn theo nghị định 15 về an toàn thực phẩm

  • Tại điều 24 trong nghị định quy định về những sản phẩm bắt buộc phải ghi nhãn thực phẩm. Như đối với những sản phẩm dinh dưỡng y học thù trên nhãn dán sản phẩm bắt buộc ghi. “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “ Sử dụng cho người bệnh theo sự giám sát của nhân viên y tế”. Những sản phẩm thuộc danh mục dành cho chế độ ăn đặc biệt trên nhãn bắt buộc ghi “ Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)”. Ngoài ra, những sản phẩm nhập khẩu cũng phải ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc, tên, địa chỉ thực hiện việc tự công bố. Tại điều 25 là quy định về việc miễn ghi nhãn bắt buộc với một số sản phẩm theo hướng dẫn.

4.2 Quảng cáo thực phẩm theo nghị định 15/2018

  • Trên thực tế việc quảng cáo thực phẩm bắt buộc phải đăng ký nội dung. Điều này đã được quy định rõ trong chương VIII cụ thể tại điều 26,27 của nghị định 15/2018. Những sản phẩm cần đăng ký nội dung quảng cáo điển hình. Như thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, những sản phẩm dinh dưỡng y học. Những thực phẩm dành cho người có chế độ ăn đặc biệt. Ngoài ra, còn các sản phẩm dinh dưỡng dành cho đối tượng từ 0- 36 tháng tuổi nằm không nằm trong danh mục những sản phẩm cấm quảng cáo quy định trong luật quảng cáo.
  • Nội dung cụ thể của việc đăng ký nội dung quảng cáo được quy định rất rõ tại điều 27 của nghị đình này. Bạn có thể tìm đọc để làm đúng theo quy định.

5. Trách nhiệm quản lý theo nghị định 15 về an toàn thực phẩm

Cũng tại nghị định 15/2018. Những quy định về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cũng được nêu rõ. Theo đó căn căn cứ vào quy định này có thể phát hiện những sai phạm và kịp thời xử lý.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được nêu trong nghị định 15/2018

Tại điều 36 quy định rõ về nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Theo đó cần tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như:

  • Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật và các bản liên quan.
  • Có sự thống nhất và xuyên suốt về mặt quản lý giữa các cấp trong việc an toàn thực phẩm trong kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành.
  • Áp dụng tính khoa học mang đến sự tiện lợi trong giám sát kinh doanh.

Ngoài ra tại điều 37,38, 39, 40 cũng nêu rất rõ về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế và bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ công thương và UBND các cấp tỉnh.

Trách nhiệm theo nghị đinh 15/2018

Hơn hết, điều 41 cũng nêu rõ việc phối hợp quản lý giữa các cơ quan được quy định tại những điều trên; như sau:

  • Theo đó các bộ quản lý ngành có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Y tế về việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được thống nhất và hiệu quả.
  • Bộ Y tế chủ trì việc xây dựng nội dung tuyên truyền và giáo dục về an toàn thực phẩm. Các bộ nông nghiệp, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác chịu trách nhiệm phối hợp theo đúng chức năng liên quan.
  • Các Bộ phối hợp với nhau trong việc kiểm tra. Thanh tra đối với những sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
  • Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra Bộ y tế có trách nhiệm cấp. Các bộ ngành liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và truy xuất trách nhiệm liên quan.

Trên đây là những nội dung chính về nghị định 15/2018. Hãy nắm rõ những quy định của nhà nước về những quy định liên quan đến ngành sản xuất đế tránh vi phạm. Chtech luôn là người bạn đồng hạng trong lĩnh vực thi công. Và cung cấp thiết bị phòng sạch đảm bảo tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ Công ty cổ phần cơ điện Chtech:

  • Địa chỉ: số 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 034 360 5292
  • Trang web: https://chtech.vn/


Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.