Điện nhẹ là gì? Tổng quan về hệ thống điện nhẹ 2021
Nội dung
Hệ thống điện nhẹ là gì, bao gồm những thành phần nào và lợi ích của đối với công trình là gì. Hãy cùng CHTECH trả lời cho câu hỏi với bài viết dưới đây. Trong bất kỳ dự án xây dựng nào, dù quy mô nhỏ hay lớn đều gồm 2 thành phần chính là Xây dựng và Hệ thống cơ điện. Dù có tỉ trọng chiếm từ 10-20% giá trị dự án, nhưng điện nhẹ có sức mạnh, sẽ quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình. Vậy điện nhẹ là gì và tại sao lại có sức mạnh đến thế?
Xem thêm: Điện công nghiệp là gì? IP là gì
1. Điện nhẹ là gì?
Định nghĩa chuẩn xác về khái niệm điện nhẹ là gì
Điện nhẹ là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống, một cụm từ nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực chất nhiều người chưa thực sự hiểu chính xác về khái niệm điện nhẹ là gì.
1.1 Điện nhẹ là gì?
- Điện nhẹ là hệ thống điện làm việc với điện áp thấp và nó khá tương đồng với hệ thống điện dân dụng. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở mức điện áp của nó thường dưới 35V AC hoặc không quá 60V DC. Đối với EU, quy định tiêu chuẩn điện áp thấp là 50 Vrms AC hoặc 75V DC.
- Định nghĩa điện nhẹ ELV theo Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Đó là những hệ thống hoạt động ở điện áp không vượt quá 35V AC hoặc 60V DC.
- Điện nhẹ chủ yếu được lắp đặt cho các thiết bị công nghệ hiện đại. Hệ thống điện nhẹ làm việc với dải điện áp thấp nên nó không gây nguy hiểm và hạn chế dẫn tới sốc điện.
1.2 Điện nhẹ tiếng anh là gì
Điện nhẹ tiếng anh Extra Low Voltage System, thường được viết tắt là ELV. Hệ thống này bao gồm đường dây điện thoại, dây mạng, camera giám sát…
Trong 1 công trình xây dựng, điện nhẹ là một thành phần quan trọng trong phần cơ điện. Khi thiết kế, hệ thống điện nhẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Kiến trúc hệ thống mở rộng, thuận tiện liên kết với các hệ thống
- Hiệu suất sử dụng cao để cung cấp đầy đủ những tính năng
- Thao tác quản lý dễ dàng, cho phép nhiều bộ phận cùng thực hiện quản trị như
- Tính bảo mật, an toàn của thông tin cao, tránh hiện tượng trộm cắp, mất mát, hư hỏng, hay thay đổi dữ liệu.
- Tính linh hoạt, khả năng mở rộng, sao cho có thể dễ dàng thay đổi về kiến trúc, vị trí, phần mềm ứng dụng.
2. Tổng quan hệ thống điện nhẹ
Mô hình hệ thống cơ điện tòa nhà
2.1 Hệ thống điện nhẹ là gì
- Về cơ bản, hệ thống điện nhẹ là gì, câu trả lời đó là một tập hợp các hệ thống công nghệ có liên quan. Chúng sẽ đảm nhận phục vụ công tác quản lý, đồng thời đem đến sự tiện ích cho người dùng. Đa phần, hệ thống điện nhẹ sẽ được cố định, phân luồng theo hệ thống máng cáp điện.
- Xét về mặt kỹ thuật từ quan điểm điện, thuật ngữ này hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, nó không thể hiện được các hệ thống, công nghệ nằm trong hệ thống điện nhẹ. Thực, tế ứng dụng của hệ thống ELV là rất nhiều. Tùy thuộc vào quy mô công trình, mục đích sử dụng của chủ đầu tư để xây dựng hệ thống toàn diện cho công trình.
2.2 Hệ thống giám sát (cam)
- Camera giám sát có lẽ là thiết bị không còn xa lạ với chúng ta. Chúng xuất hiện ở khắp các tòa nhà, khu chung cư, siêu thị, bệnh viện… Là hệ thống camera quan sát CCTV/IPTV, có chức năng quan sát hình ảnh, giám sát an ninh.
- Hệ thống camera quan sát CCTV/IPTV, có chức năng giám sát an ninh
2.3 Hệ thống âm thanh
- Hệ thống âm thanh sẽ giúp thông báo công cộng. Truyền đạt thông điệp, nhất là khi cần thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Mặt khác, hệ thống này còn đảm nhận vai trò phát nhạc nền BGM trong công trình.
2.4 Hệ thống tổng đài (Telephone)
- Hệ thống tổng đài điện thoại là rất cần thiết, một phương tiện kết nối liên lạc tiện lợi, thông minh. Với công dụng chính là duy trì kết nối liên lạc nội bộ và liên lạc bên ngoài của tòa nhà.
2.5 Hệ thống BMS quản lý tòa nhà
- Hệ thống BMS quản lý tòa nhà được tích hợp các hệ thống trong công trình. Được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà để quản lý, giám sát trạng thái một cách tự động. Qua đó giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu.
2.6 Hệ thống mạng ( LAN)
- Thông qua các thiết bị nối kết mạng, hệ thống sẽ giúp kết hợp các máy tính lại với nhau. Với mục đích hướng tới là trao đổi thông tin và kết nối internet.
- Hầu hết, các hác hệ thống điện nhẹ ELVS được ứng dụng công nghệ cao, liên tục được nâng cấp, cải tiến. Nhằm tạo nên trải nghiệm tốt và nâng tầm giá trị của công trình. Vậy cụ thể trong thực tiễn, những ứng dụng của hệ thống điện nhẹ là gì.
3. Ứng dụng hệ thống điện nhẹ trong thực tế là gì?
Điện nhẹ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. Nhất là trong hệ thống các tòa nhà, có thể kể đến là hệ thống điều hòa. Hệ thống chiếu sáng, hệ thống quản lý bãi đỗ xe, báo cháy, hệ thống kiểm soát ra vào. Hệ thống âm thanh, hệ thống thang máy, camera.
Tùy thuộc vào từng công trình mà chủ đầu tư lựa chọn một số hoặc toàn bộ các phân hệ.
- -Hệ thống tự động hóa tòa nhà BAS với hệ thống BMS tích hợp. Hỗ trợ quản lý và giám sát tự động, nhằm tiết kiệm năng lượng tối đa.
- – Chia sẻ mạng máy tính nội bộ, kết nối Internet
3.1 Ứng dụng hệ thống điện nhẹ trong thực tế
- – Hệ thống mạng Điện thoại nội bộ, có thể là tổng đài tương tự hoặc tổng đài số. Với các máy gọi trong nội bộ tòa nhà miễn phí, chỉ cuộc gọi ra mạng bên ngoài mới phải thanh toán cước. Từ đó sẽ giảm đáng kể chi phí liên lạc cho doanh nghiệp.
- – Hệ thống camera giám sát an ninh có thể là công nghệ Analogue hoặc công nghệ số IP CCTV.
- – Hệ thống âm thanh công cộng PA để phát âm thanh nhạc nền hoặc truyền đạt các bản tin
- – Hệ thống Access Control System kiểm soát hoạt động ra vào công trình các thang máy. Ngoài ra hệ thống còn được nhiều doanh nghiệp tận dụng để thực hiện chấm công, kiểm soát thời gian ra vào của mọi người.
- – Hệ thống bãi xe thông minh iParking giúp quản lý, tính phí gửi xe, chỉ dẫn các phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí quy định một cách tự động hóa.
- – Hệ thống liên lạc nội bộ thường được ứng dụng trong các chung cư cao tầng. Thông tin truyền tải gồm cả âm thanh, hình ảnh.
- – Hệ thống xếp hàng tự động theo một trình tự cụ thể chủ yếu được ứng dụng tại ngân hàng, bệnh viện, UBND, cửa hàng bán vé tàu xe, vé máy bay.
- – Hệ thống gọi y tá trực giúp bệnh nhân nhanh chóng được trợ giúp kịp thời. Người bệnh chỉ cần một thao tác bấm nút. Hệ thống còn thống kê được chính xác thời gian phục vụ bệnh nhân trung bình.
3.2 Các ứng dụng hệ thống điện nhẹ
- – Hệ thống thẻ đa năng là bước phát triển cao hơn của thẻ từ không tiếp xúc. Giúp kiểm soát vào ra tại khu vực cần bảo mật cao. Thẻ có thể lưu được các thông tin trên bộ nhớ, hoạt động độc lập với máy tính, có thể áp dụng cho việc thanh toán nội bộ.
- – Hệ thống Lighting Control sẽ tự động hóa giám sát, điều khiển hệ thống chiếu sáng
- – Hệ thống Audio video Visual tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu.
- – Hệ thống hội nghị truyền hình trao đổi thông tin thảo luận và dữ liệu trực tiếp giữa các thành viên dù ở xa nhau, trên phạm vi trong một quốc gia hoặc toàn thế giới.
- – Hệ thống Flight Information Display System có tính năng hiển thị thông tin về chuyến bay, ga tàu, nên được sử dụng nhiều tại sân bay, nhà ga.
- – Hệ thống nhà ở thông minh Smarthome gồm tổng thể các giải pháp chiếu sáng, giám sát môi trường, giải trí đa phương tiện. Tạo nên một ngôi nhà thông minh, tiện ích, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Có thể thấy, có rất nhiều hệ thống khác nhau thuộc ELV, sở hữu những tính năng riêng. CHTECH là nhà tư vấn, cung cấp, thi công hệ thống điện nhẹ, chất lượng hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO và cung cấp đúng tiến độ dự án.
Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về câu hỏi điện nhẹ là gì, xin vui lòng liên hệ trực tiếp công ty cơ điện CHTECH để được hỗ trợ.