Dàn Ngưng Tụ Là Gì?

1. Dàn ngưng tụ là gì?

Nếu bạn thắc mắc không biết dàn ngưng tụ là gì thì Chtech sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin.  

 1.1 Đặc điểm dàn ngưng tụ

Dàn ngưng tụ còn được gọi là dàn nóng. Nó được thiết kế là một thiết bị trao đổi nhiệt. Theo đó, dàn ngưng tụ sẽ chuyển hơi môi chất lạnh đang có nhiệt độ và áp suất cao khi qua quá trình nén sẽ thành dạng lỏng và luân chuyển trong chu trình làm lạnh. Trong thực tế cuộc sống thì dàn ngưng tụ hiện là thiết bị rất cần thiết trong việc thiết kế hệ thống điều hòa. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đặc tính về năng lượng của toàn hệ thống.

Dàn ngưng tụ có tên gọi khác là dàn nóng trong hệ thống làm lạnh

Hiện nay, dàn ngưng tụ đang được sử dụng nhiều trong hệ thống máy lạnh, điều hòa ô tô, trong thiết kế tủ lạnh…Ở mỗi vị trí ứng dụng khác nhau, thiết bị sẽ có những đặc điểm cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc phù hợp nhất.

1.2 Nguyên lý hoạt động dàn ngưng tụ

Dàn ngưng tụ là gì? Vấn đề này đã được bật mí ở trên. Nhưng nếu muốn hiểu rõ hơn về thiết bị và lắp đặt đúng kỹ thuật thì bạn bắt buộc phải nắm rõ nguyên lý làm việc của nó. Cụ thể như:

Nguyên lý của dàn ngưng tụ theo cơ chế tỏa nhiệt

– Khi hoạt động, dàn ngưng tụ sẽ nhận hơi môi chất lạnh đang có tình trạng áp suất và nhiệt độ ở mức cao được bơm vào từ máy nén. 

– Khi hơi môi chất nóng lạnh đưa vào dàn ngưng tụ sẽ đi qua ống nạp. Bộ phận này được lắp đặt ở trên dàn nóng. Lúc này, môi chất nóng lạnh sẽ tiếp tục di chuyển trong ống dẫn để xuống phía dưới. 

– Nhiệt từ khí môi chất sẽ truyền đến cánh con tỏa nhiệt. Theo đó, luồng gió mát sẽ được thổi đi. Chính quá trình này sẽ tỏa  ra không khí một lượng nhiệt lớn. Tuy nhiên, lượng nhiệt này sẽ được tiến hành tách ra ngoài môi chất lạnh ở thể hơi. Như vậy, nó sẽ dễ dàng bị ngưng tụ thành thể lỏng với lượng nhiệt tương đương như khi môi chất lạnh thực hiện hấp thu ở trong dàn lạnh.

– Môi chất làm lạnh cũng sẽ được chuyển từ trạng thái lòng sang trạng thái hơi.

– Môi chất ở thể hơi sẽ thoát ra ngoài từ phía dưới của bộ ngưng tụ do áp suất bơm lớn từ máy nén.

– Môi chất sẽ tiếp tục di chuyển theo ống dẫn tới bầu lọc hay còn gọi là hút ẩm. Tại đây, dàn nóng chỉ đóng vai trò làm mát môi chất ở mức trung bình. Vì vậy, khoảng 2/3 trên bộ ngưng tụ sẽ còn có ga môi chất ở nhiệt độ cao. 1/3 ở phía dưới đã được chuyển sang thể lỏng và làm lạnh. 

1.3 Cấu tạo dàn ngưng tụ

Dàn ngưng tụ sẽ có nhiều loại. Tuy nhiên, nói chung thiết bị sẽ có 10 bộ phận cơ bản. Đó chính là:

  • Thứ nhất là dàn nóng
  • Thứ hai là cửa vào
  • Thứ ba là khí nóng
  • Thứ tư là cửa ra
  • Thứ năm là môi chất lạnh đi từ máy nén
  • Thứ sáu là môi chất lạnh từ dàn lạnh tới
  • Thứ bảy là không khí lạnh
  • Thứ tám là ống dẫn thiết kế chữ U
  • Thứ chín là quạt giàn nóng
  • Thứ mười là cánh tản nhiệt.

1.4 Vai trò chính của dàn ngưng tụ là gì?

Nhiệm vụ chính của dàn ngưng tụ là gì? Đó chính là ngưng tụ hơi nóng để chuyển thành chất lạnh ở dạng lỏng. Hoạt động của dàn ngưng tụ tốt hay không cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống. Cụ thể như:

  • Nếu năng suất làm lạnh của dàn ngưng tụ kém sẽ làm tăng tình trạng tổn thất tiết  lưu.
  • Công nén của thiết bị tăng có thể dẫn đến việc mô tơ bị quá tải
  • Nhiệt độ môi chất qua dàn ngưng tụ cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dầu bôi trơn. Nhất là tình trạng cháy dầu.

Dàn ngưng tụ ứng dụng trong nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau của cuộc sống

Chính vì dàn ngưng tụ có vai trò quan trọng như vậy nên việc thiết kế dàn trong hệ thống làm lạnh rất được quan tâm.

2.  Sự khác biệt giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi

Nếu bạn đã biết được thông tin về dàn ngưng tụ thì dưới đây, Chtech sẽ giúp bạn phân biệt rõ giữa dàn ngưng tụ và bay hơi sẽ có những đặc điểm khác nhau như thế nào. Đây mặc dù đều là những thành phần rất quan trọng được thiết kế trong hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên, chúng sẽ có những yếu tố khác biệt mà bạn cần tìm hiểu.

Đặc điểm so sánh Dàn ngưng tụ Dàn bay hơi
Tính năng làm việc Tỏa nhiệt Hấp thụ nhiệt
Hình thức làm việc Môi chất được giảm nhiệt để hóa lỏng trước khi tỏa ra bên ngoài Môi chất được hấp thụ nhiệt và chuyển thành hơi mới được tỏa ra bên ngoài.
Đặc điểm cấu tạo Cấu tạo có sự khác biệt tùy theo từng loại dàn ngưng tụ được ứng dụng trong các vị trí khác nhau. Cấu tạo dựa vào kiểu bay hơi cũng như vật liệu bay hơi trong toàn hệ thống
Cách phân loại
  • Loại vỏ và ống
  • Loại tấm
  • Loại nước
  • Loại vỏ…
  • Loại hộp
  • Loại ống
  • Loại tấm…


Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.