Điện áp là gì?
Điện áp là gì, những vấn đề nào liên quan đến điện áp mà chúng ta thường gặp. Điện áp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc khởi động và duy trì mạch điện. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa điện áp với dòng điện. Trong phạm vi bài viết này, Chtech sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về điện áp. Phân loại điện áp được sử dụng tại Việt Nam, mức điện áp cao nhất là bao nhiêu? Các dụng cụ đo điện áp, loại nào thường được sử dụng nhiều nhất? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
1 Điện áp là gì?
1.1 Khái niệm điện áp là gì?
- Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế là hiệu số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp. Thông thường, tại một điểm trên dây dẫn,
- Một ví dụ mà gặp nhiều nhất là điện áp sử dụng trong gia đình. Tại bảng điện là nơi có điện thế cao với điện thế là 220V. Điện áp dưới đất, nơi có điện thế thấp với điện thế là là 0V. Do đó hiệu số chênh lệch là 220V, tương ứng với điện áp sử dụng là 220V.
1.2 Điện áp ký hiệu
Ký hiệu điện áp – Điện áp thường được ký hiệu bởi chỉ U hoặc chữ V.
1.3 Đơn vị đo điện áp
- Đơn vị đo điện áp được tính bằng đơn vị vôn, viết tắt là V.
- Điện áp tại 2 điểm A, B được tính thông qua công thức, UAB=UA-UB
- Điện áp tại 1 điểm trong 1 thời điểm cho trước. U=I.R
- Trong đó: I là cường độ dòng điện (A), R là giá trị điện trở (ôm).
Xem thêm: Chất dẫn điện là gì, ngắn mạch là gì?
1.4 Điện áp định mức là gì?
Điện áp định mức hay còn gọi là điện áp danh định, nó được ký hiệu là Udm hay Udd. Điện áp định mức là đại lượng cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Đây là đại lượng quan trọng nhất trong tất cả các thông số của lưới điện. Nó quyết định tới khả năng tải của điện của điện lưới cũng như kết cấu, giá thành của lưới điện.
Đối với lưới điện tại Việt Nam có 2 loại điện áp chính:
- Điện áp dây: Đây là loại điện áp giữa 2 dây
- Điện áp pha: Đây là loại điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc tiếp đất.
Bản chất điện áp định mức hay điện áp danh định là điện áp dây. Điện áp pha chỉ có ở điện lưới hạ áp.
1.5 Đặc điểm của điện áp định mức
Một số đặc điểm của điện áp định mức mà người dùng cần nắm được là:
- Điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện có giá trị xấp xỉ hoặc bằng điện áp định mức của lưới điện.
- Hầu hết các thiết bị điện đều được thiết kế theo điện áp định mức. Do đó, các thiết bị điện tiêu thụ điện theo đúng công suất đã được thiết kế sẵn.
- Mỗi cấp điện áp định mức sẽ tải được mức công suất nhất định.
1.6 Khái niệm điện áp dây.
Điện áp dây là điện áp giữa dây pha A và pha B. Hoặc điện áp giữa dây pha A và pha C. Hoặc điện áp giữa pha B và pha C.
- Điện áp dây giữa pha A và pha B cho kết quả: U dây là 380V xoay chiều.
- Điện áp dây giữa pha A và pha C cho kết quả: U dây là 380V xoay chiều.
- Điện áp giữa pha B và pha C cho kết quả: U dây là 380V xoay chiều.
1.7 Điện áp pha.
- Điện áp pha là điện áp giữa dây pha và dây trung tính. Điện áp dây chính là điện áp giữa hai dây pha. Hiểu theo cách đơn giản, điện áp pha chính là điện áp nằm trên dây pha đó. Ví dụ mức điện áp nhà bạn đang sử dụng là 220V, thì điện áp pha là 220V.
1.8 Ở nước ta điện áp cao nhất là bao nhiêu?
- Ở nước ta có nhiều mức điện áp khác nhau, mức cao nhất điện áp là gì? Trong đó mức cao nhất là 500KV. Đây là mức điện áp cao thế cao nhất nước ta. Bạn có thể nhận biết lưới điện áp này bằng việc quan sát. Nếu thấy đường dây điện có gắn chuỗi sứ và ghi thông tin điện áp 500kV khoảng 24 bát. Chuỗi.
- Công trình đường điện cao áp ở Việt Nam có đường dây 500KV Bắc-Nam. Đây là đường dây truyền tải điện siêu cao áp đầu tiên tại nước ta. Nó có chiều dài 1488Km, bắt đầu từ Hòa Bình cho tới tận Phú Lâm. Nó bao gồm 3437 cột điện tháp sắt, đi qua 14 tỉnh, thành phố. Trong đó khu vực đồng bằng dài 297Km, trung du và cao nguyên 669 Km. Khu vực rừng rậm là 521Km với 8 lần vượt sông và 17 lần vượt quốc lộ.
2. Các dụng cụ để đo điện áp là gì?
- Hiện nay, người ta sử dụng các thiết bị đo lường để đo các đặc tính điện áp, dòng điện. Hoặc một giá trị khác của dòng điện và các thiết bị điện. Từ kết quả kiểm tra, người ta có thể dễ dàng phát hiện ra những sự cố, rủi ro. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục các rủi ro một các kịp thời và đúng kỹ thuật.
2.1 Đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo lường quen thuộc với bất kỳ ai đang làm việc trong ngành điện. Đồng hồ vạn năng có khả năng đo rất nhiều các thông số, đặc trưng của dòng điện. Đồng hồ vạn năng có hai loại chính được sử dụng phổ biến như:
- Đây là loại đồng hồ được dùng nhiều nhất, dễ dàng sử dụng và thân thiện với người dùng. Nó được thiết kế gọn gàng, nhỏ gọn, tiện dụng, thuận lợi để di chuyển. Đảm bảo tính linh hoạt trong việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng nhanh chóng tại gia đình.
- Trong đồng hồ vạn năng cầm tay có đồng hồ điện tử và đồng hồ kim. Nguyên lý chung đều hiển thị nhanh chóng kết quả ra màn hình LCD. Người dùng chỉ cần quan sát vào đó và đọc kết quả.
2.2 Đồng hồ Ampe kìm
- Đồng hồ ampe kìm được thiết kế nhỏ gọn, có thể bỏ túi để di chuyển dễ dàng. Nó được dùng phổ biến trong khắc phục sự cố điện, sửa chữa điện tại gia đình.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu những điều cơ bản về điện áp là gì. Nếu còn gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với công ty Chtech để được giải đáp.
Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Chtech
- Địa chỉ: 344 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 034 360 5292
- Website: chtech.vn
- Email: chtechkd@gmail.com