M&E là gì? Hãy tìm hiểu về hệ thống ME
Nội dung
M&E là gì? Hệ thống này đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện hạ tầng của công trình? XEM NGAY bài viết sau để biết thêm chi tiết. Không ít người vẫn chưa biết M&E là gì. Liệu thuật ngữ này hiểu như thế nào mới đúng? Hãy cùng CHTECH tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây. Bạn sẽ biết được vai trò của hệ thống này như thế nào trong cuộc sống hiện đại.
Xem thêm: shop drawing là gì? Điện công nghiệp là gì?
1.M&E là gì
Có rất nhiều thông tin liên quan đến câu hỏi M&E là gì mà bạn đang thắc mắc. Vì thế, bạn cần tham khảo kỹ thông tin qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
1.1 ME viết tắt của từ gì?
- M&E là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Mechanical & Electrical. Cụm từ này dịch theo tiếng Việt có thể hiểu nôm na là cơ khí và điện. Vì thế, hiện nay, nhiều người khi nhắc đến thuật ngữ M&E thường gọi nó là ngành cơ – điện.
- Trong ngành công nghiệp hiện đại, M&E được xem là đóng vai trò rất quan trọng. Nó chiếm từ 40% – 60% trong việc hoàn thiện công trình xây dựng. Bởi thưởng thì trong những công trình có hai mảng chính nổi bật là điện cơ và xây dựng.
1.2 Hệ thống ME là gì?
Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống ME sẽ được chia thành 5 hạng mục cơ bản như sau:
- Thứ nhất là hệ thống thông gió & điều hòa không khí. Hệ thống này được gọi tắt là HVAC.
- Thứ hai là hệ thống cấp thoát nước & thiết bị vệ sinh
- Thứ ba là phần điện
- Thứ tư là hệ thống chữa cháy và báo cháy.
- Thứ năm là hệ thống phòng sạch.
Thực tế, trong 5 hạng mục nói trên, thì phần Điện chiếm khối lượng khác lớn. Ở mỗi công trình xây dựng, hạng mục này có thể chiến đến 60%. Thậm chí, có nhiều dự án công trình lên đến 80%.
2. Nhà thầu ME là gì?
Không ít người vẫn chưa nắm rõ liệu các nhà thầu M&E là gì? Những đơn vị này hiện đang có độ “phủ sóng” rất mạnh mẽ trên thị trường Việt.
2.1 Nhà thầu M&E là gì?
- Những nhà thầu ME là khái niệm được sử dụng nhiều trong những dự án xây dựng hiện nay. Thường thì một dự án xây dựng sẽ được chia thành 2 phần gốm: xây dựng và Cơ Điện. Vì thế, đơn vị đảm nhận thực hiện phần Điện Cơ sẽ được gọi là nhà thầu ME. Đây là đơn vị đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện công trình xây dựng.
2.2. Công ty ME là gì?
- Hiểu đơn giản thì công ty ME chính là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công trong mảng Điện Cơ. Đối tượng hỗ trợ của các công ty này cũng rất đa dạng. Đó có thể là nhà ở, chung cư, khu phức hợp, khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là một lĩnh vực hoạt động rất rộng nên để trở thành một công ty ME không phải là diều đơn giản. Nếu không phải là công ty có quy mô lớn. Chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ thì sẽ rất khó có thể “ôm” hết được.
2.3 Bộ phận ME là gì?
Thường thì những người muốn tìm hiểu xem M&E là gì đều là những người có sự quan tâm đặc biệt đến bộ phận ME. Đây là bộ phận đảm nhận những công việc cơ bản như:
- Bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị cũng như máy móc
- Đảm nhận việc vận hành máy móc Điện – Cơ
- Lên kế hoạch chi tiết về việc bảo hành và đồng bộ máy móc.
Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Không chỉ đơn giản là tiến độ hoàn thành công việc mà còn quyết định không nhỏ đến tính an toàn trong quá trình xây dựng công trình.
3. Kỹ sư ME là gì?
Công việc kỹ sư ME được xem là một nghề “hái ra tiền” trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng để có thể thuận lợi phát triển ở vai trò là một kỹ sư ME thì bạn cần phải hiểu được đây là công việc gì? Bạn cần phải có những kỹ năng nào mới có thể làm tốt công việc?
3.1 Kỹ sư ME là gì?
Hiểu thế nào về kỹ sư ME
- Chức danh kỹ sư ME được gọi chung cho những kỹ sư làm trong những hạng mục Cơ Điện ở các tòa nhà. Tất nhiên, mặc dù gọi là kỹ sư ME nhưng không có nghĩa là người này phải thành thạo cả phần M và phần E. Bởi thực tế, cả 2 phần này đều có thể chia nhỏ thành những hạng mục khác nhau. Mỗi hạng mục nhỏ sẽ có những kỹ sư được đào tạo chuyên môn bài bản về lĩnh vực đó để đảm nhận công việc.
- Chính vì công việc có liên quan và phối hợp giữa phần M và phần E với nhau. Một kỹ sư chuyên nghiệp sẽ cần nắm rõ kiến thức chuyên môn của mình nhưng cũng phải đồng thời nắm được những kiến thức cơ bản khác trong lĩnh vực ME để có được hiệu quả làm việc tốt nhất.
3.2 Công việc cơ bản của một kỹ sư ME
Công việc cụ thể của kỹ sư M&E là gì? Dưới đây là 9 nhiệm vụ cơ bản mà mỗi một kỹ sư ME đều cần thực hiện:
- Thứ nhất là khảo sát thực tế hệ thống điện cơ ở các công trình và tiến hành lập bản vẽ thiết kế.
- Là chịu trách nhiệm phối hợp với các bên tư vấn hay chủ đầu tư. Bộ phận giám sát công trình để đưa ra quyết định cuối cùng đối với việc thi công và thiết kế.
- Kỹ sư ME sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch cũng như tổ chức thi công hệ thống ME. Đặc biệt, với những công trình thi công bằng kinh phí của chủ đầu tư cần đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về kỹ thuật cũng như tiến độ mà chủ đầu tư mong muốn.
- Tiến hành lập bảng chi tiết khối lượng công việc đã hoàn thiện để báo cáo đến chủ đầu tư.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình làm việc của đội ngũ thi công để đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình.
- Phối hợp với những bộ phận khác trong quá trình nghiệm thu. Nếu có vấn đề phát sinh cần phải sửa chữa, khắc phục kịp thời theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Kỹ sư ME có trách nhiệm kiểm tra kỹ càng chất lượng các hạng mục trước khi tiến hành gửi báo cáo nghiệm thu đến chủ đầu tư hay các đơn vị tư vấn, giám sát.
- Chịu trách nhiệm làm báo cáo công việc định kỳ để gửi đến chủ đầu tư.
- Kỹ sư ME phải đảm nhận thêm những nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo.
3.3 Các kỹ năng M&E cần có
Bạn muốn trở thành kỹ sư ME? Bạn không biết những kỹ năng cần có của một kỹ sư M&E là gì? Dưới đây là đáp án mà bạn nên tham khảo để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực M&E
- Cụ thể, nếu bạn muốn trở thành kỹ sư cơ điện thì bạn phải nắm rõ lý thuyết của ngành này. Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về các loại hệ thống ME cũng rất cần thiết trong quá trình làm việc. Tất nhiên, ngoài kiến thức cơ bản thì bạn cũng phải “nằm lòng” kiến thức chuyên môn của mảng M hay mảng E. Điều này còn tùy theo hướng đi nghề nghiệp của bạn.
Kỹ năng đọc thông tin trên bản vẽ và thiết kế
- Là một kỹ sư thì việc đọc bản vẽ là điều cần thiết. Bởi công việc của bạn không chỉ là giám sát mà còn thiết kế bản vẽ để gửi chủ đầu tư. Vì thế, việc đọc và thiết kế bản vẽ luôn là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn đảm nhận công việc này. Hơn thế nữa, kỹ năng đọc bản vẽ tốt sẽ giúp bạn không ít trong việc bóc tách khối lượng công việc. Như vậy, việc chào giá hay giải trí về công việc cần thi công cũng sẽ hiệu quả hơn.
Kỹ năng tính toán khối lượng và lên kế hoạch phân chia việc
- Nếu bạn chưa biết kỹ năng cần có của kỹ sư M&E là gì thì đó chính là kỹ năng tính toán khối lượng công việc. Bạn cần nắm được công trình cần sử dụng bao nhiêu vật tư, khối lượng việc cần làm là nhiều hay ít…Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch để phân chia việc hợp lý. Không chỉ đảm bảo chất lượng thi công mà còn đúng tiến độ bàn giao.
Những kỹ năng khác
- Với vai trò là một kỹ sư ME. Ngoài kiến thức chuyên môn hay cơ bản về Điện Cơ. Bạn cần phải tích lũy thêm cho mình những kỹ năng cần thiết khác. Đó chính là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học hay sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến trong ngành.
- Những kỹ năng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc. Giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng. Đồng thời, bạn cũng có thể cập nhật nhanh hơn sự thay đổi về mặt công nghệ để bắt kịp với tiến độ làm việc cùng những bộ phận khác.
4. Hệ thống M&E chúng ta thường gặp
Bên cạnh thông tin M&E là gì, chúng tôi cũng giúp bạn hiểu rõ những hệ thống M&E phổ biến trên thị trường hiện nay là gì. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, ME chính là sự kết hợp giữa phần cơ và phần Điện. Mỗi phần sẽ có những hạng mục nhỏ khác nhau. Cụ thể như:
Hệ thống Điện
Trong hệ thống này sẽ gồm 4 hạng mục nhỏ như:
- Hệ thống điện nhẹ
- Hệ thống điện chiếu sáng
- Hệ thống thang máng cáp
- Hệ thống chống sét.
Hệ thống cơ
Có 5 hạng mục nhỏ trong phần cơ mà bạn cần quan tâm. Đó chính là:
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống BMS (quản lý tòa nhà thông minh)
- Hệ thống HVAC (điều hòa & thông gió)
- Hệ thống PCCC (Phòng cháy chữa cháy)
- Hệ thống Gas trung tâm.
Để tìm hiểu kỹ hơn về thông tin M&E là gì bạn có thể gọi đến công ty cơ điện CHTECH qua đường dây nóng: 034 360 5292 Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào địa chỉ https://chtech.vn/ để tham khảo nhiều hơn những thông tin thú vị mà chúng tôi cung cấp về lĩnh vực ME. Dịch vụ sở hữu những kỹ sư ME chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và thâm niên trong nghề. Vì thế, chúng tôi cam kết hỗ trợ thiết kế, thi công ME với chất lượng vượt trội, đảm bảo đúng tiến độ bàn giao. Đặc biệt, mức giá dịch vụ luôn ưu đãi nhất thị trường.