Dòng điện là gì

Dòng điện là gì? Dòng điện được quy ước như thế nào? Điều kiện để có dòng điện tất cả trong bài viết này. Hãy đọc và ghi nhớ nhanh.

1. Dòng điện là gì?

1.1 Dòng điện được định nghĩa là

  • Dòng điện được đĩnh nghĩa là dòng các điện tích ( các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.
  • Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly.
  • Năng lượng tại 1 thời điểm của dòng điện được gọi cường độ dòng điện, cụ thể như sau. Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, hay là số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Nếu dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.
  • Do sự dịch chuyển của các hạt mang điện vì vậy dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, có khả năng làm thay đổi nhiệt năng của vật. Năng lượng của dòng điện này chính là điện năng. Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. 1 số của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã tiêu thụ là 1 kilooat giờ (1kW.h = 3600 kJ = 3600000 J). Công thức tính dòng điện
Dòng điện là gì

Dòng điện là gì

1.2  Dòng điện 1 chiều là gì

Dòng điện 1 chiều thường được viết tắt là chữ DC, viết tắt của từ Direct Current. Thực chất dòng điện 1 chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích mang điện. Nguồn tạo ra dòng điện 1 chiều có thể từ pin, năng lượng mặt trời,… Dòng điện 1 chiều di chuyển trong các vật liệu dẫn điện hoặc các vật liệu bán dẫn, hoặc chân không,…

Trong dòng điện một chiều, các điện tích chuyển động theo một chiều. Quy ước chiều chuyển động từ cực âm của nguồn điện sang cực dương. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

Quy ước chiều dòng điện

  • Quy ước chiều dòng điện là đi từ cực dương sang cực âm.

Điều kiện để có dòng diện là gì?

  • Điều kiện để có dòng điện: phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

1.3 Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là gì?

Khái niệm dòng điện xoay chiều là gì thường được gọi là dòng AC. Đặc điểm của dòng điện này chính là chiều và cường độ sẽ có sự thay đổi cùng với thời gian. Tất nhiên, sự thay đổi này sẽ có tính tuần hoàn với chu kỳ nhất định. Rất nhiều đồ dùng điện trong gia đình, nơi làm việc hiện nay đang sử dụng dòng điện xoay chiều. Vậy guyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là gì? Và các tạo ra dòng điện xoay chiều như thế nào?

Dòng điện xoay chiều xuất hiện từ nhiều sự biến đổi. Đó có thể là từ nguồn điện 1 chiều. Nó cũng có thể do sự biến đổi của máy phát hiện AC mà ra. Tuy nhiên, trong thực tế, để có thể tạo ra dòng điện xoay chiều cũng không phải là chuyện khó. Bạn có thể thí nghiệm với 2 cách dưới đây.

  • Bạn dùng cuộn dây dẫn kín. Tiếp theo, sử dụng nam châm và cho nó quay quanh dây dẫn. Khi đó, dòng điện xoay chiều sẽ được tạo ra.
  • Bạn dùng dân dẫn kín và cho dây quay quanh nam châm. Từ trường có quanh năm châm sẽ giúp bạn tạo ra dòng AC một cách dễ dàng.
  • Bạn đã biết được dòng điện xoay chiều. Vậy bạn cũng cần phải tìm hiểu ký hiệu của dòng điện này. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện đặc tính sử dụng nguồn điện của các thiết bị điện. Cụ thể thì dòng điện xoay chiều sẽ có ký hiệu là AC. Nó dùng để phân biệt với dòng điện 1 chiều là DC.

1.4 Dòng điện định mức là gì?

  • Dòng điện định mức (hay còn gọi là cường độ dòng điện định mức) là đại lượng cường độ giúp cho hoạt động và công suất của đồ vật hoạt động với tần suất cao nhất. Đây cũng là đại lượng giới hạn cho phép của dòng điện
  • Đơn vị dòng điện định mức

Đơn vị dòng điện định mức cũng giống với đơn vị của dòng diện. Để được đo bằng đơn vị Ampe.

2. Bản chất của dòng điện trong các chất là gì?

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là gì

Dòng điện trong chất điện phân là dòng

Dòng điện trong chất điện phân là dòng

Dòng điện không đổi là dòng điện

  • Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi theo thời gian.

Dòng điện trong kim loại

  • Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường. Khi hai đầu của điện thế có sự chênh lệch nghịch nhau sẽ tạo ra các dòng chuyển dịch mang hướng của các electron tự do ở trong các thanh kim loại.

Bản chất dòng điện trong chất khí

Dòng điện trong chất khí

Dòng điện trong chất khí

3. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là gì?

Các chuyên gia đánh giá rất cao về dòng điệ. Bởi nó có nhiều tác dụng rất lớn trong thực tế. Đây là điều mà các nhà khoa học khi tìm thấy đã có những phát minh mang đến nhiều tiện ích trong cuộc sống hiện đại. Dòng điện có 5 tách dụng chính là:
  • Tác dụng phát quang: Làm bóng đèn sáng
  • Tác dụng nhiệt: Làm nóng, bàn là, nồi cơm, dây tóc bóng đèn
  • tác dụng từ: Làm quay nam châm
  • Tác dụng sinh lý: Làm co giật
  • Tác dụng hóa học. Làm tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng

3.1 Tác dụng nhiệt của dòng điện

Làm thế nào để phát hiện ra tác dụng nhiệt từ dòng điện xoay chiều. Rất đơn giản! Bạn có thể quan sát bóng đèn sử dụng dây tóc là có thể thấy rõ. Cụ thể là bóng đèn khi có dòng AC đi qua sẽ có nhiệt lượng tỏa ra. Ánh sáng của bóng đèn cũng có phần nóng hơn. Hiện nay, tác dụng nhiệt của dòng điện này đang được ứng dụng với nhiều thiết kế rất có ích. Ví như: bàn là, lò sưởi bằng điện…

3.2 Tách dụng từ

Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều là gì? Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo thí nghiệm này. Bạn dùng 1 đinh sắt và đem nó đến gần cuộn dây. Nếu xuất hiện tình trạng cuộn dây hút đinh sắt vào đồng nghĩa với việc dòng điện có tác dụng từ. Không những thế, khi dòng AC thay đổi, tác dụng từ cũng sẽ có sự khác biệt khi đi từ cuộn dây đến nam châm.

3.3 Tác dụng chiếu sáng

Rất khó để xác định được rõ tác dụng quang của dòng AC. Tuy nhiên, với thí nghiệm sau, bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cụ thể là việc lắp đặt đèn ở bút thử điện. Tác dụng quang của dòng AC sẽ giúp bóng sáng khi có điện. Ngược lại, ở vị trí không có dòng điện xoay chiều thì không có tác dụng quang. Điều này đồng nghĩa với việc đèn trên bút thử điện sẽ không sáng.

4. Công thức tính cường độ dòng điện là gì

4.1 Cường độ dòng điện là gì?

  • Cường độ dòng điện luôn là thắc mắc của nhiều người khi nhắc đến thuật ngữ này. Nó là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Thể hiện cho số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Ngược lại dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng thấp.
  • Nhờ có giá trị cường độ dòng điện mà con người có thể kiểm soát được giá trị định mức. Khi cường độ dòng điện cao hơn giá trị định mức của thiết bị điện rất dễ xảy ra rủi ro. Các trường hợp thường gặp như chập mạch, cháy, nổ thiết bị điện,… Lúc này, cường độ dòng điện sẽ cảnh báo được mức độ nguy hiểm để phòng tránh và hạn chế rủi ro. Công thức tính cường độ dòng điện
  • Cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian cho trước Δt được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển dịch trên bề mặt tiết diện dây dẫn trong khoảng thời gian đó hoặc khoảng thời gian đang xét.

4.2 Đơn vị và ký hiệu cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện được ký hiệu là chữ I trong hệ tiêu chuẩn SI. 1mA = 0.001A. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo của cường độ dòng điện là đơn vị Ampe (A). Đây là một đơn vị đo cường độ dòng điện chuẩn trong hệ tiêu chuẩn SI. Đơn vị đo này được lấy theo tên của một nhà Vật lý học và Toán học người Phát có tên Andre Marie Ampere. Cứ 1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của rất nhiều điện tử mang điện qua dây dẫn trong 1 giây.

4.3 Công thức tính cường độ dòng điện

Tùy theo trường hợp cụ thể, mà bạn có thể tính được giá trị cường độ dòng điện khác nhau. Sau đây là một số công thức tính cường độ dòng phổ biến nhất.

  • Cách tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

I = q / t (A)

Trong đó: I là giá trị cường độ dòng điện (A). q là giá trị điện lượng di chuyển qua bề mặt tiết diện thẳng. t là khoảng thời gian đo giá trị cường độ dòng điện (s).

  • Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

Định luật  được phát biểu như sau: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

I=U / R

Công thức thể hiện mối liên hệ giữa R, U, I như sau.

Trong đó: I là cường độ dòng điện (A), U là hiệu điện thế (V), R là điện trở tương đương của mạch điện (Ω).

  • Công thức tính dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

I=I0/√2

Trong đó: I là giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng (A).  I0 là cường độ dòng điện cực đại (A)

  • Công thức tính dòng điện 3 pha

I = P/(√3 x U x cosφ  x hiệu suất)

Trong đó: I là giá trị cường độ dòng điện (A). P là công suất động cơ (W) và U là điện áp sử dụng (V).

  • Công thức tính cường độ dòng điện1 pha

I = P/( U x cosφ  x hiệu suất)

Trong đó: I là giá trị cường độ dòng điện (A). P là công suất động cơ (W) và U là điện áp sử dụng (V).

4.3 Cường độ dòng điện được đo bằng

Hiện nay có rất nhiều dụng cụ, thiết bị dùng để đo cường độ dòng điện. Một số thiết bị phổ biến nhất hiện nay như:

Ampe kế

  • Ampe kế là thiết bị chuyên dụng để đo mức độ mạnh yếu của cường độ dòng điện. Thiết bị này được gọi theo tên của nhà vật lý học phát minh ra điện từ trường Ampere. Giá trị cường độ dòng điện được thể hiện rất rõ ràng trên bề mặt Ampe kế. Thiết bị có giới hạn đo và nhiều mức độ khác nhau, nhỏ nhất là 0.5mA.

Đồng hồ vạn năng

  • Đồng hồ vạn năng được dùng rất phổ biến trong đo giá trị cường độ dòng điện. Bạn cần cài đặt chức năng đo cho phù hợp với nhu cầu đo của bạn. Đồng hồ vạn năng có thể vừa dùng để đo cường độ dòng điện một chiều và xoay chiều.

Ampe kìm

  • Thiết bị này được thực hiện đo cường độ dòng điện bằng cách kẹp vào 1 dây cấp nguồn. Khi đó, giá trị cường độ dòng điện sẽ được hiển thị trên màn hình. Quan sát vào đó, các bạn có thể đọc và biết được giá trị cường độ dòng điện.

4.3 Cường độ dòng điện bão hòa là gì?

Cường độ dòng điện bão hòa là độ lớn dòng điện tạo bởi các điện tử electron khi bị bức ra bởi hiện tượng quang điện. Tất cả các điện tử này sẽ bay về cực anot của mạch điện. Nó được ký hiệu bởi Ibh (A).

Cường độ dòng điện hiệu dụng là thuật ngữ dùng trong mạch điện xoay chiều. Nó là đại lượng có giá trị bằng cường độ dòng điện của dòng điện không đổi. Tức là khi dòng điện đi qua dây dẫn với cùng điện trở R. Thì công suất tiêu thụ bên trong điện trở của 2 dòng điện là giống nhau. Khi đó, giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng được tính bằng công thức.

I = U / R

Trong đó: I là giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng. U là hiệu điện thế trong mạch, R là giá trị điện trở.

4.4 Cường độ dòng điện cực đại là gì?

Cường độ dòng điện cực đại là giá trị cường độ dòng điện lớn nhất trong mạch. Nó được tính thông quá giá trị cường độ dòng điện của mạch.

I0 = I. √2

Trong đó: I0 là giá trị cường độ dòng điện cực đại (A). I là giá trị cường độ dòng điện trong mạch (A).

Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi cường độ dòng điện là gì? Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ thật hữu ích cho bạn đọc khi sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Qua bài viết này công ty Chtech muốn gửi đến các bạn toàn bộ kiến thức về dòng điện là gì và bản chất của dòng điện trong các chất. Hy vọng qua bài viết này các bạn nhận được các giá trị và áp dụng vào trong cuộc sống, công việc của mình. trân trọng!



Nhận Xét Của Khách Hàng

Bình luận đã bị đóng.